Làm sao lựa chọn đúng sản phẩm hoàn hảo để bán?

#Ecommerce April 27, 2019
Làm sao lựa chọn đúng sản phẩm hoàn hảo để bán? Làm sao lựa chọn đúng sản phẩm hoàn hảo để bán?

Một trong số những yếu tố quan trọng nhất để tạo ra một doanh nghiệp thương mại điện tử thành công là tìm kiếm đúng sản phẩm để bán. Tìm kiếm sản phẩm là bước quan trọng nhất để tạo ra một cửa hàng thu lợi nhiều và mở rộng việc kinh doanh lâu dài. 

Tôi đã cố gắng định nghĩa xem thế nào là một sản phẩm hoàn hảo trong suốt 2 năm qua. Để tìm được câu trả lời, tôi đã phải nghiên cứu những điểm chung của những sản phẩm thành công trong lĩnh vực này.

Bằng cách phân tích hàng trăm sản phẩm đã thành công và thất bại, tôi đã xây dựng được một danh sách đầy đủ và khá toàn diện, với những tiêu chí rõ ràng để tìm ra những sản phẩm hoàn hảo nhất.

Hãy theo dõi bài viết dưới đây để thấy những tiêu chí của tôi để định nghĩa sản phẩm bán hàng hoàn hảo.

Tìm hiểu thêm: Bạn đang tìm cách để bắt đầu một cửa hàng online nhưng lại không chắc nên bán gì? Đừng lo, Oberlo sẽ giúp bạn tìm ra một ý tưởng.


Lưu ý:
 Có thể bạn sẽ không tìm được sản phẩm nào đáp ứng toàn bộ những tiêu chí dưới đây, nhưng việc tìm hiểu nó sẽ giúp bạn dễ dàng đánh giá sản phẩm của mình hơn.

1. Quy mô thị trường tiềm năng

Bạn có thể lựa chọn một sản phẩm có thị trường nhỏ nhưng phù hợp. Hãy tránh những sản phẩm có lượng tìm kiếm quá ít. Ví dụ, sản phẩm phục vụ cho phụ nữ có thai từ 25 đến 40 tuổi là khá ổn, nhưng sản phẩm phục vụ cho phụ nữ ở độ tuổi đó và thích nhạc punk rock thì lại quá hẹp. Điều này sẽ làm giảm lượng khách hàng, thu nhỏ thị trường và tốn kém chi phí để chào mời họ hơn, từ đó làm giảm khả năng phát triển cho bạn. 

Ví dụ: Cửa hàng Shopify Daneson tăm xỉa răng chất lượng cao. Bạn hoàn toàn có thể thấy rằng thị trường này là không hề lớn. Việc lựa chọn như vậy có thể vừa mang lại những điểm lợi và hại nhất định. Quy mô thị trường nhỏ có thể hạn chế lượng khách hàng; nhưng đồng thời cũng giúp chúng ta dễ xác định khách hàng tiềm năng, và nếu bạn cung cấp sản phẩm với giá cả phải chăng, bạn có thể sẽ sở hữu thị trường ấy. Tăm xỉa răng cao cấp khá mới lạ, và nó cũng rất thu hút sự chú ý của dư luận.

1. What Is The Potential Market Size?

Công cụ: Google’s Keyword Tool giúp bạn xác định lượng tìm kiếm của các keyword. Nó sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về các keyword và bạn có thể cảm nhận được sơ bộ về thị trường. Xem xét kết hợp với những đánh giá thực tế và lượng tìm kiếm trên Google sẽ giúp bạn mường tượng được về thị trường của sản phẩm. 

2. Đối thủ cạnh tranh của bạn gồm những ai?

Đối thủ cạnh tranh của sản phẩm mà bạn muốn bán là ai? Không có đối thủ? Một vài công ty hay đã có rất nhiều doanh nghiệp cũng đã và đang kinh doanh sản phẩm này?

Nếu có nhiều người đang kinh doanh trong thị trường này, điều ấy cho thấy sản phẩm đã có một sức hút nhất định. Tuy nhiên, để vượt lên so với đối thủ, bạn cần phải tạo nên sự khác biệt riêng và thu hút sự chú ý của khách hàng.

Ví dụ: Luxy Hair không phải cửa hàng online đầu tiên cung cấp dịch vụ nối tóc online. Dịch vụ này đã xuất hiện từ nhiều năm trước. Ngay từ đầu họ đã biết, mình cần phải tạo ra điều gì đó khác biệt. Luxy bắt đầu chiến dịch marketing khác biệt bằng cách cung cấp những video hướng dẫn miễn phí trên Youtube. 2 năm với hơn 700.000 người đăng ký, họ hiện đang là một trong số những nhà bán lẻ dịch vụ nối tóc lớn nhất trên thế giới.

Công cụ: Chắc chắn những công cụ tìm kiếm như Google và Bing là vô cùng cần thiết. Google’s Keyword Tool cho biết lượng tìm kiếm các keyword, cũng cho bạn biết mức độ cạnh tranh của chúng (bằng cách chỉ ra số lượng người/doanh nghiệp khác đang bid những keyword đó). Đừng quên rằng, càng nhiều người bid cho keyword của bạn, nó càng đắt giá hơn.

3. Sản phẩm là xu hướng nhất thời hay phát triển bền vững?

Hãy đảm bảo rằng bạn hiểu rõ thị trường mà mình muốn theo đuổi. Sản phẩm và thị trường mà bạn muốn đầu tư, tình hình và tiềm năng của nó như thế nào? Xu hướng, mới nổi, ổn định hay đang phát triển?

Ví dụ: Geiger Counter là một thiết bị cá nhân có kích thước chỉ nhỏ bằng một chiếc điện thoại di động và có thể cho bạn biết độ phóng xạ xung quanh. Một thị trường rất tuyệt phải không nào?

Tuy nhiên, sau khi xem xét Google Trends, tôi nghĩ rằng mình sẽ chẳng lãi gì nhiều nếu tôi bán nó vào khoảng sau năm 3 năm 2011 - ngay sau trận động đất ở Nhật Bản. Nếu bán sản phẩm này, tôi nghĩ mình hẳn đang rất đau khổ trong kho hàng tồn.

Công cụ: Google Trends sẽ cho bạn thấy một bức tranh toàn cảnh, rằng liệu thị trường mà bạn quan tâm là xu hướng, mốt, đang phát triển hay ổn định. Nếu bạn thấy có sự thay đổi đột ngột và không thể lý giải được, hãy thử tìm hiểu nguyên nhân của nó và quyết định có tiếp tục tham gia vào thị trường này nữa hay không.

4. Bạn có thể mua các mặt hàng này tại địa phương được không?

Nếu sản phẩm của bạn có thể mua được tại những cửa hàng đặt tại địa phương, cần phải có một lý do đặc biệt nào đó để khách hàng tìm mua hàng online tại chỗ bạn. Ví dụ: mọi người đều có thể dễ dàng mua cây thông toilet tại những cửa hàng chuyên dụng quanh họ; vậy tại sao họ phải tìm đến bạn?

Nếu sản phẩm của bạn có thể được mua được tại địa phương, làm sao để nó trở nên nổi bật và có thể thuyết phục khách hàng mua tại shop online của bạn? Bạn có thể mang đến chất lượng tốt hơn? Ưu đãi cao hơn? Hay giá cả phải chăng hơn?

4. Can You Buy The Item Locally?

Ví dụ: Ellusionist bán những bộ bài sang trọng và chất lượng cao cho những ảo thuật gia hay những tín đồ chơi bài. Nhìn vào sản phẩm của họ, bạn có thể thấy được những gì mà cửa hàng tại địa phương có thể cung cấp được hay không?

5. Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?

Tại thời điểm này, bạn chưa cần phải đi sâu vào chi tiết, nhưng bạn nên tìm hiểu xem khách hàng mục tiêu mà bạn muốn hướng đến là ai và khả năng mua hàng online của họ.

Nếu bạn bán hàng cho thanh thiếu niên, bạn nên lưu ý rằng hầu hết họ không có thẻ tín dụng để có thể thanh toán online dễ dàng. 

5. Who Is Your Target Customer?

Ví dụ: Clothes for Seniors cung cấp quần áo cho người trung niên. Phần lớn khách hàng mà họ hướng đến là người cao tuổi – những người có khả năng tiếp cận và áp dụng công nghệ cũng như những shop hàng online không cao. Bạn sẽ cần phải thay đổi để đáp ứng được những yêu cầu đó.

Công cụ: Bạn có thể dùng Alexa để tìm hiểu về thông tin khách hàng, nếu bạn thấy những cửa hàng bán mặt hàng tương tự. Từ đó, bạn có thể hiểu rõ hơn về khách hàng tiềm năng của mình.

6. Tỉ suất markup chi phí trên giá bán là bao nhiêu %

Một điều vô cùng quan trọng là bạn cần phải xác định được số tiền vốn cộng dồn (gồm vốn và lãi) mà bạn có là bao nhiêu. Điều này đặc biệt quan trọng vì sẽ có rất nhiều những khoản phụ phí nhỏ sẽ bị ăn mòn trong quá trình bán sản phẩm. Một khoản vốn khá kha lúc ban đầu sẽ giúp bạn có được những bước đệm vững chắc trước những mức giá biến động khác nhau.

Ví dụ: Hãy xem xét một sản phẩm thực tế và bạn sẽ hiểu tại sao mức vốn cộng dồn lại đặc biệt quan trọng đến vậy:

Pet Pedometer là một thiết bị nhỏ được nối vào cổ thú cưng của bạn và có thể giúp bạn xác định được số bước đi của chúng.

Đây có thể là một thị trường tốt: Mọi người luôn rất sẵn lòng để chi tiền cho những người bạn lông xù. Nhưng liệu bạn có thể sinh lời được nhờ nó?

Tôi đã chọn ra giá bán tiềm năng là 24,99 đô la và có chi phí cho mỗi đơn vị là 2 đô la từ một nhà sản xuất trên Alibaba. Tôi đã làm một bảng thống kê những chi phí cần thiết để sản xuất ra sản phẩm này ở bảng bên dưới:

6. What Is Your Markup? 

Bạn có thể thấy được lãi của bạn giảm đi ở ví dụ trên đây. Tuy nhiên, đây chỉ là những con số ước tính. Bạn vẫn có thể cải thiện nó bằng việc giảm thiểu chi phí quảng cáo và các chi phí đóng gói khác.

Công cụ: Cố gắng tìm một ví dụ về sản phẩm bạn quan tâm trên Alibaba. Gửi email cho một vài nhà sản xuất để tìm hiểu giá cả và số lượng đặt hàng tối thiểu (Moq). Sau đó, tìm kiếm trên Google những cửa hàng và doanh nghiệp tương tự và xin báo giá từ họ.

Survey Monkey là một công cụ tuyệt vời giúp bạn khảo sát nhanh khách hàng trên MXH. Từ đó giúp bạn hiểu rõ xem số tiền mà họ sẵn lòng để chi trả là bao nhiêu.

Khi bạn đã đã thật sự nghiêm túc, hãy lập một trang web thử nghiệm bằng Weebly và tìm cách thu hút khách hàng để kiểm tra xem mức giá của bạn đã ổn chưa. Đôi khi sẽ có sự chênh lệch giữa mức giá mà khách hàng nói họ sẽ trả với số tiền mà họ thực sự trả, nhất là khi bạn bán cho người quen như gia đình hay bạn bè.

7. Bạn có thể bán nó với giá bao nhiêu?

Mức giá trong khoảng từ 75 – 150 đô tại Mỹ là mức giá được khuyến nghị, vì nó giúp bạn tập trung vào một nhóm đối tượng khách hàng, đồng thời cũng giúp bạn đảm bảo được chi phí để quảng cáo sản phẩm đến đông đảo người mua.

Giá cao hơn 150$ có thể kèm theo những yêu cầu, đòi hỏi khác của khách hàng. Khách hàng tiềm năng sẽ muốn và mong đợi nhiều ưu đãi và bảo hiểm hơn. Họ sẽ đòi hỏi và có nhiều câu hỏi hơn nữa, từ đó khiến cho chu trình bán hàng của bạn trở nên dài và khó khăn hơn. 

Ví dụ: Trong ví dụ trước của chúng tôi với Pet Pedometer, chúng tôi bán sản phẩm với mức giá bán tương đối thấp là 25 đô la. Chính vì thế, sự thay đổi mức giá đã ăn mòn lợi nhuận của chúng tôi, khiến cho chúng giảm xuống chỉ còn 12,95 đô. Bây giờ, giả sử chúng tôi sẽ chuyển từ việc bán Pet Pedometer sang một sản phẩm mới là X. Giả sử mức giá tiềm năng của X là 100$ (gấp 4 lần so với Pet Pedometer). Để đồng nhất với những gì đã tính, chúng tôi cũng nhân những chi phí ở bảng trên lên 4 lần.

Với mức giá cao hơn, tỷ suất lợi nhận mà chúng tôi nhận được là 73%, cao hơn rất nhiều so với 42% khi bán Pet Pedometer. Lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm cũng thay đổi từ $12,95 thành $76,75. 

8. Bạn có thể giữ chân khách hàng trong những lần tới được hay không?

Bạn hẳn đã nghe về điều này rất nhiều lần: Bán hàng cho khách quen sẽ dễ dàng và tiết kiệm hơn so với khách hàng mới. Một doanh nghiệp bán hàng dựa theo sự đăng ký (subscription ecommerce) của khách hàng sẽ giúp tăng cơ hội bán sản phẩm được cho cùng một khách hàng nhiều lần. Nhìn chung, có hai loại subscription ecommerce là discovery và replenishment.

Ví dụ: Quarterly Co. là doanh nghiệp discovery. Doanh nghiệp này sẽ gửi định kỳ cho bạn những điều mới mẻ mà bạn không đoán trước được. Những thứ này thường được chọn bởi những người khác nhau, nhưng nhìn chung thường rơi vào những category chung như mỹ phẩm hay thời trang.

Dưới đây là một ví dụ về dịch vụ đăng ký hàng quý dựa trên các sản phẩm được Tina Roth Eisenberg ( Swissmiss ) lựa chọn thủ công.

Một doanh nghiệp thương mại điện tử replenishment như Dollar Shave Club sẽ liên tục gửi cho bạn những thông tin về sản phẩm mà bạn cần và muốn mua. Như trong ví dụ dưới đây là dao cạo.

8. Can You Offer a Subscription?

Một mô hình thương mại điện tử đăng ký (subscription ecommerce) đặc biệt quan trọng đối với một công ty như Dollar Shave Club vì giá cả sản phẩm của họ cực kỳ thấp. Monthly blade subscriptions begin at $1 USD/month. Nếu họ không bán được hàng cho khách quen, mô hình kinh doanh của họ sẽ không thể hiệu quả được.

9. Kích thước & Trọng lượng sản phẩm của bạn

Kích thước và trọng lượng sản phẩm có thể sẽ tác động lớn đến doanh số và lợi nhuận của bạn. Thời gian gần đây, có rất nhiều khách hàng mong muốn được free ship. Nếu sản phẩm của bạn quá cồng kềnh/nặng, phí ship cao có thể khiến bạn mất đi một lượng khách hàng tiềm năng. Bạn có biết rằng, tiền ship cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến khách hàng từ bỏ sản phẩm trong giỏ hàng hay không?

Ngoài ra, nếu bạn làm việc với các nhà cung ứng ở nước ngoài, bạn cũng sẽ mất thêm phí ship. Đồng thời, phí kho hàng cũng sẽ tăng lên nếu bạn sử dụng kho hàng fulfillment.

Ví dụ:  Có một công ty chuyên cung cấp các thảm tập yoga có kích thước siêu bự với giá cả khá hợp lý là 99$. Tiền ship đến Mỹ là 25$, Canada là 40$ và đến những quốc gia khác là 100$. Đối với rất nhiều người, việc chi thêm 40 – 100% chi phí so với giá thành sản phẩm chỉ để trả cho tiền ship là quá vô lý và không thể đáp ứng được.

Điều tương tự cũng xảy ra khi bạn bán các sản phẩm cồng kềnh hoặc có trọng lượng lớn khác. Bạn có thể đang rất quan tâm đến các sản phẩm tập tạ bằng sắt và tìm thấy một nhà cung ứng với giá cả tuyệt vời. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu tâm đến số tiền ship tăng lên. Rất ít khách hàng có thể bỏ ra một số tiền lớn cho tiền ship đắt đỏ. 

10. Sản phẩm của bạn có bền không?

Sản phẩm của bạn “mong manh” như thế nào? Đồ dễ vỡ có thể gây ra một số rắc rối trong quá trình kinh doanh. Các sản phẩm dễ vỡ sẽ khiến bạn tốn nhiều chi phí vận chuyển/đóng gói hơn và sản phẩm cũng sẽ có nguy cơ bị hoàn trả và đổi hàng nhiều hơn. Hãy luôn ghi nhớ rằng, dù cho đó có là lỗi của shipper đi chăng nữa, đây vẫn là những trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu của bạn. Sau tất cả, bạn vẫn là người chịu trách nhiệm cho những trải nghiệm này.

Khi đến giai đoạn đặt hàng mẫu, hãy kiểm tra mức chịu đựng tối đa của sản phẩm: Đặt chúng trong điều kiện nhiệt độ nóng/lạnh, đập, đá, kéo, xoắn… Đừng lo lắng về việc sẽ làm hỏng/vỡ một vài trăm đô la sản phẩm mẫu. Điều thật sự quan trọng ở đây là bạn đã kiểm tra được chất lượng sản phẩm tiềm năng của mình.

Ví dụ: Play Lashes đã mất một lô hàng có giá trị hơn 2.000 đô la vì công ty vận chuyển đã làm hỏng chúng trong khi cố nhét sản phẩm vào một chiếc hộp P.O quá nhỏ. Vỏ bảo vệ bằng nhựa cứng hầu như bị vỡ vụn. Sau đó, họ đã phải thay thế bằng bubble wrap để bọc sản phẩm.

11. Bạn có định kinh doanh sản phẩm theo thời vụ hay không?

Các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thời vụ có thể nhận được lợi nhuận không đồng nhất. Lựa chọn lý tưởng nhất là tìm kiếm một sản phẩm có nhu cầu quanh năm. Ít nhất, bạn cũng nên nhận thức được sự biến đổi nhu cầu tùy theo những thời điểm khác nhau trong năm để đưa ra một kế hoạch kinh doanh hợp lý.

Ví dụ: Các item Giáng sinh của Omega Tree Stand có thể kinh doanh rất tốt vào thời điểm lễ tết. Hãy xem báo cáo dưới đây của Google Trends:

Công cụ: Sử dụng các từ khóa thích hợp về các sản phẩm trend theo thời vụ trên Google Trends.

12. Sản phẩm của bạn có tác dụng trị liệu hay không?

Những sản phẩm bán hàng tốt nhất là những thứ có thể mang đến những cảm xúc tích cực, chữa lành những vết thương hoặc có thể giải quyết được những vấn đề nào đó. Chi phí marketing để thu hút các khách hàng này sẽ ít hơn, bởi vì chính bản thân khách hàng cũng đang rất tích cực tìm kiếm giải pháp, chứ không đơn thuần là tự bạn phải khám phá ra họ.

Ví dụ: Pro Teeth Guard bán các bộ bảo vệ răng miệng giúp ngăn ngừa nghiến răng. Những người đang gặp phải tình trạng này đã tìm ra Pro Teeth Guard trong khi cố gắng tìm được những giải pháp, thay vì bị mời gọi bởi những quảng cáo tốn kém. JP, chủ sở hữu của Pro Teeth Guard, đã chia sẻ trong một cuộc nói chuyện trên Skype: “Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi bán một sản phẩm giảm đau cho một người đang phải chịu đau đớn.”

12. Does Your Product Serve a Passion or Pain? 

13. Bạn sẽ xoay vòng vốn ra sao?

Những sản phẩm yêu cầu sự đổi mới liên tục luôn tiềm ẩn một số rủi ro. Bạn có thể sẽ phải đối mặt với việc chưa bán kịp sản phẩm trước khi xoay được vòng vốn. Ví dụ, quần áo với màu sắc theo mùa hay phụ kiện smartphone/máy tính bảng luôn luôn biến đổi. Tất nhiên, hiện tại cũng có rất nhiều doanh nghiệp thành công khi kinh doanh ở lĩnh vực này như vỏ iPhone và iPod, nhưng một điều vô cùng quan trọng là bạn phải nhận ra vốn luân chuyển sản phẩm này phải nhanh như thế nào. Khi tham gia vào thị trường sản phẩm như vậy, bạn sẽ phải chi ra một số vốn liên quan nhất định.

Ví dụ: Tôi may mắn có cơ hội nói chuyện với chủ sở hữu của Sutra Designs. Ông đồng thời cũng là designer của dòng vỏ smartphone/máy tính bảng bằng da này. Ông đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi bán và xây dựng thương hiệu cho dòng sản phẩm vào những ngày mới ra mắt.

Thách thức lớn nhất của Sutra Design có được một lượng khách hàng đủ lớn để bán hết hàng trong kho của mình trước khi các vỏ máy trở nên lỗi thời do sự nâng cấp thiết kế phần cứng. Nếu họ lựa chọn việc thiết kế những mẫu vỏ mới để phù hợp với thiết kế máy mới, họ sẽ phải trả thêm phí để phát triển sản phẩm và đáp ứng đủ lượng đặt hàng tối thiểu với bên cung ứng. Đây là một quá trình thường xuyên mà họ sẽ luôn phải đối mặt, do tính chất đặc thù của thị trường mà họ theo đuổi.

14. Bạn có cung cấp những sản phẩm sử dụng lâu dài được hay không?

Như đã nói, bán hàng cho khách quen luôn dễ dàng hơn so với việc tìm khách mới. Chính vì thế, các dòng sản phẩm có thể sử dụng lâu dài và thiết yếu là một lựa chọn tuyệt vời với doanh nghiệp của bạn.

Ví dụ: Manpacks là doanh nghiệp chuyên bán các sản phẩm có nhu cầu sử dụng lâu dài như dao cạo râu, bao cao su, vớ và đồ lót.

14. Is it Consumable or Disposable? 

15. Sản phẩm của bạn có để lâu được không?

Có nhiều mặt hàng có thể bị hỏng sau một khoảng thời gian ngắn. Đây là một mối lo ngại với các cửa hàng vật lý, nhưng bạn cũng không phải quá lo lắng khi bán hàng online. Vì một số sản phẩm như thế này thường yêu cầu được giao hàng sớm, do đó tiền ship cũng không quá lớn. 

Ví dụ, đồ nướng, thịt, thực phẩm đông lạnh hay bất cứ sản phẩm nào yêu cầu bảo quản lạnh hoặc có hạn sử dụng ngắn ngày đều có những yêu cầu đặc biệt khi ship tới khách hàng. Nếu bạn lựa chọn bán những sản phẩm này, bạn nên dự tính một số bước chuẩn bị cần thiết và phí ship liên quan.

Ví dụ: Yummy Tummy Soup Company chuyên mang đến những món súp và điểm tâm vô cùng ngon miệng cho khách hàng của mình thông qua trang web thương mại điện tử. Họ vận hành mô hình kinh doanh này rất tốt, tuy nhiên không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng. Họ phải chuẩn bị súp tươi ngon mỗi ngày và luôn phải kiểm soát thời gian ship hàng một cách chính xác để đảm bảo hương vị của món ăn. 

16. Sản phẩm của bạn có bị hạn chế sử dụng hay không?

Trước khi đi sâu vào kinh doanh một sản phẩm, hãy đảm bảo rằng sản phẩm của bạn không có những hạn chế/quy định sử dụng nào; hoặc là những điều đó có thể kiểm soát được. Một số sản phẩm hóa học, thực phẩm và mỹ phẩm có thể bị hạn chế bởi quốc gia của bạn hoặc quốc gia cung ứng.

Bạn nên gọi điện tới hải quan của quốc gia bạn định nhập hàng/xuất khẩu và cho kho hàng. Bạn cũng nên gọi cho cục quản lý dược nếu như bạn muốn bán thực phẩm bổ sung.

Ví dụ: Silky Polish rất hào hứng với dòng sơn móng tay không độc hại của mình. Tuy nhiên, họ lại gặp phải rắc rối với sản phẩm này vì nó chứa một loại chất hóa học dễ gây cháy.

16. Will There Be Restrictions & Regulations?

Những hạn chế này đã không cho phép họ vận chuyển hàng qua đường hàng không, từ đó gây ra những hạn chế khi bán hàng cho khách nước ngoài.

17. Bạn có định mở rộng sản phẩm hay không?

Mọi người thường không hay nghĩ về việc mở rộng việc buôn bán khi mới bắt đầu kinh doanh. Thật khó để nghĩ về điều đó khi doanh nghiệp của bạn chỉ mới khởi chạy, nhưng hãy cân nhắc và định hướng kinh doanh từ sớm.

Nếu sản phẩm của bạn được làm thủ công hoặc được tạo ra bởi những nguyên liệu khó tìm, hãy nghĩ đến việc mở rộng. Bạn có thể thuể ngoài một công ty sản xuất hay không? Số lượng nhân viên của bạn có tăng lên hay không hay bạn sẽ chỉ duy trì một nhóm nhỏ?

Kết luận

Sản phẩm và thị trường mà bạn lựa chọn là điều cốt lõi và quan trọng nhất mà bạn cần phải quyết định.

Dù cho sản phẩm hoàn hảo có tồn tại hay không, chắc chắn rằng vẫn có nhiều cách để giảm thiểu những rủi ro bằng cách chọn một sản phẩm hợp lý, thay vì cố gắng chống trọi với quyết định mà mình đã đưa ra.

Bằng cách theo dõi những tiêu chí trên, bạn có thể tìm ra những sản phẩm phù hợp và đánh giá chúng. Từ đó giúp tăng cơ hội thành công khi kinh doanh hơn!

Quay về trang blog