Bí kíp xây dựng trang Giới thiệu thu hút khách hàng

#Ecommerce March 05, 2021
Bí kíp xây dựng trang Giới thiệu thu hút khách hàng Bí kíp xây dựng trang Giới thiệu thu hút khách hàng

Bạn có bao giờ lâm vào tình huống, bạn đang ăn bữa tiệc ngon lành, thì có người đến nói huyên thuyên với bạn về công việc kinh doanh mới của họ. Nhưng có điều là nghe cách diễn đạt của họ thế nào chăng nữa bạn cũng không hình dung chính xác đó là công việc gì, ngoài việc họ cứ nói “đó là sự sáng tạo” “tuyệt vời”. Haiz!

Nếu một doanh nghiệp thương mại điện tử cũng gây chán nản cho bạn theo cùng một cách, trên chính trang web của họ, thì lúc ấy chắc chắn bạn không cần phải giả vờ nói “xin lỗi” rồi chuồn vào nhà vệ sinh như tình huống trên, mà đơn giản bạn chỉ cần tắt nó đi là xong. Và đó chính xác là những gì mà một khách hàng sẽ làm nếu họ thấy chẳng được lợi lộc gì.

91% Các tổ chức toàn cầu sử dụng các nội dung tiếp thị, nhưng chỉ một số ít trong đó sử dụng một cách có hiệu quả. Nếu có một nội dung nào đó cần đạt đến mức độ đỉnh cao thì mình khẳng định với bạn đó chính là trang “Giơi thiệu” (About us page). Đối với khách hàng, trang Giới thiệu chính là cánh cửa tiếp xúc với doanh nghiệp của bạn và họ khá là kỳ vọng vào nội dung nào.

Trang Giới Thiệu là gì?

Trang Giới Thiệu (About Us) chính là cơ hội để bạn giới thiệu công ty theo cách riêng của bạn. Nó là nơi mà khách hàng tiềm năng hiểu được lý do tại sao bạn có sự đam mê với sản phẩm (hoặc dịch vụ) của bạn, và tại sao họ cũng sẽ như vậy.

Một trang Giới thiệu khéo léo sẽ là chìa khóa để xây dựng lòng tin và sự trung thành của khách hàng.

86% Khách hàng nói rằng tính xác thực là điều quan trọng khi chọn thương hiệu hỗ trợ họ, do đó ngay từ đầu bạn cần phải biết làm sao cho đúng.

Vậy thì các mảnh ghép nào tạo nên một trang Giới thiệu thành công?

Các thành phần của trang Giới Thiệu trong thương mại điện tử

Điều đầu tiên bạn cần phải khắc cốt ghi tâm đó là: trang Giới Thiệu không phải là về bạn mà là về những gì bạn có thể làm được cho khách hàng tiềm năng của mình, và vì sao bạn xứng đáng được lựa chọn. Do đó, bạn cần phải cho khách hàng thấy được sản phẩm (hoặc dịch vụ) cũng như đội ngũ của bạn. Đừng quên nhấn mạnh các giá trị khiến công ty bạn trở nên độc đáo nhé!

Viết về sản phẩm và dịch vụ của bạn thì đơn giản. Nếu bạn tạo ra một công việc để đáp ứng cho nhu cầu thị trường hoặc giải quyết “nỗi đau” nào đó mà bạn nghĩ rằng mọi người có thể liên quan đến, hãy cứ kể câu chuyện đó ra! Mọi người sẽ rất tò mò về câu chuyện đằng sau ý tưởng đó của bạn.

Hãy viết về đội ngũ của bạn để cho khách hàng thấy được sự chân thật và công việc của bạn có thể mang gì đến cho cuộc sống. Điều này là cơ hội để xây dựng thiện cảm và lòng tin, cả hai đều sẽ giúp bạn thu hút được khách hàng mới cũng như giữ chân khách hàng cũ.

Hãy viết về những điểm có giá trị nhất trong công việc của bạn cho khách hàng có thể trông thấy. Bạn cũng có thể bao gồm một phát biểu ngắn gọn về sứ mệnh của bạn trên trang Giới Thiệu, và có thể sử dụng các giá trị của bạn ở phần kết của nội dung để làm gắn kết cả bài viết.

Tại sao trang Giới thiệu lại quan trọng như vậy?

Cho đến giờ, bạn đã biết rằng trang Giới Thiệu là một cơ hội lớn để gây dựng lòng tin, sự trung thành và chiếm lấy cảm tình của khách hàng. Dĩ nhiên, những điều trên cần phải được làm tốt trên tất cả các trang của một website thương mại điện tử, thế thì tại sao vị trí của trang Giới thiệu lại quan trọng đến như vậy?

1. Vì là điểm dừng đầu tiên của khách hàng mới.

Trong một khảo sát của KoMarketing, 52% số lượng người khảo sát cho rằng trang Giới Thiệu là trang đầu tiên họ muốn xem khi truy cập vào website của một công ty. Trang này là nơi khách hàng lần đầu gặp gỡ với con người và câu chuyện đằng sau sản phẩm của bạn. Do đó, điều quan trọng là tạo ra ấn tượng mạnh ngay từ lần đầu bằng việc nhấn mạnh các giá trị và kể câu chuyện của bạn.

2. Là nơi bạn tạo nên sự nổi bật của mình so với các đối thủ.

Khi khách hàng tiềm năng truy cập website của bạn, họ biết rằng bạn không phải là lựa chọn duy nhất đối với sản phẩm cũng như dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Vậy tại sao khách hàng chọn bạn chứ không phải ai khác? Câu trả lời nằm ngay trên trang Giới thiệu của bạn. Hãy dồn hết sức có thể vào trang Giới thiệu nhé!

11 Chiêu tuyệt đỉnh cho trang Giới Thiệu

“Nén” đặc tính của doanh nghiệp vào một trang trên website, nghe có vẽ nản! Nhưng không phải không thể, vì suy cho cùng thì còn ai ngoài bạn hiểu được giá trị của doanh nghiệp của bạn?!

1. Kể một câu chuyện

Cùng học hỏi qua câu chuyện của đại học Stanford, sinh viên được yêu cầu làm một bài phát biểu dài một phút gồm: ba số liệu thống kê và một câu chuyện. Kết quả chỉ có 5% người nghe nhớ được một trong ba số liệu thống kê, nhưng có đến 63% người nghe nhớ câu chuyện. Điều đó có nghĩa rằng khách hàng sẽ nhận dạng được thương hiệu của bạn thông qua người thật và nguồn gốc đằng sau thương hiệu. Chẳng quan trọng đó là câu chuyện liên quan đến thế hệ gia đình hoặc chỉ là khoảnh khắc nói đùa với bạn học cùng phòng dưới anh đèn, cứ kể là được!

2. Đối thoại với khách hàng của bạn.

Khách hàng không chỉ muốn nghe câu chuyện khiến công ty bạn độc đáo, mà còn muốn biết làm thế nào doanh nghiệp của bạn có thể giúp họ. Sản phẩm sẽ giúp cho cuộc sống khách hàng dễ dàng hơn thế nào? Tại sao nên chọn sản phẩm từ công ty của bạn chứ không phải những sản phẩm khác đang có mặt trên thị trường?

Để có thể truyền đạt cho khách hàng hiệu quả, bạn cần phải hiểu về khách hàng tiềm năng của mình. Khi bạn viết, nếu có hồ sơ khách hàng cơ bản về độ tuổi, nghề nghiệp và vị trí thì sẽ rất có ích. Sản phẩm của bạn cũng cho bạn biết về khách hàng tiềm năng. Ví dụ như một người bán dao kéo cao cấp thì có thể suy đoán đối tượng khách hàng là những người thích nấu ăn. Chia sẻ một công thức yêu thích trên trang Giới Thiệu là cách hết sức đơn giản để kết nối với một bộ phận nhân khẩu học cụ thể nào đó.

3. Thiết kế của bạn 

94% Website đáng tin cậy là nhờ vào thiết kế của website đó, có nghĩa rằng trang Giới thiệu trực quan và hấp dẫn cũng quan trọng không kém phần nội dung. Bạn có thể thuê thiết kế website hoặc tự xử lý, miễn sao bố cục phải trông chuyên nghiệp giúp kéo sự chú ý vào dòng chữ và hình ảnh bạn đặt trên màn hình.

Đừng làm quá lên bởi các yếu tố thiết kế, vì điều cuối cùng mà bạn muốn chính là khách hàng không bị phân tâm trên một trang chằng chịt các yếu tố, dù cho có là yếu tố dễ thương đi chăng nữa. Thay vào đó, hãy tận dụng tiêu đề, tiêu đề phụ và khoảng trắng để nâng cao trải nghiệm của người dùng. Hãy chắc rằng những phần quan trọng cũng sẽ được chú ý bởi khách hàng tiềm năng, cho dù họ có cuộn nhanh đi chăng nữa.

4. Thể hiện đội ngũ của bạn. 

Bạn đã biết rằng trang Giới Thiệu cần phải có một câu chuyện. Vậy cái gì quyết định câu chuyện đó trở nên hấp dẫn? Chính là các nhân vật! Nói cách khác, khách hàng muốn biết rằng bạn và đội ngũ của bạn thật sự là người như thế nào, có như vậy thì họ mới an tâm mua hàng từ công ty của bạn.

Bạn nên bao gồm ảnh nhóm hoặc ảnh chụp cá nhân trên trang Giới Thiệu, cùng với một số thông tin cơ bản của từng thành viên trong nhóm và điều gì đã thu hút họ đến với công ty. Nhưng cũng đừng quá bận tâm với những cuộc nói chuyện chuyên ngành. Nếu trưởng nhóm bán hàng của bạn cũng là một thợ làm bánh nghiệp dư, hãy chia sẻ điều đó! Mọi người đều có sở thích bên ngoài công việc mà! khách hàng sẽ đánh giá cao sự gần gũi đời sống của team.

5. Thu thập lòng tin của khách hàng 

Tạo một câu chuyện hấp dẫn và thể hiện con người của bạn là những điểm khởi đầu tốt để giành được lòng tin của khách hàng. Nhưng nếu bạn đang quyết định giữa hai nhà hàng cho bữa tối, bạn sẽ tin tưởng thông tin nào hơn: lời giới thiệu của một người bạn hay là lời mời gọi của nhân viên nhà hàng trên?

Chắc chắn bạn sẽ chọn phương án trước, trong thương mại điện tử cũng vậy: 36% người dùng internet từ 25 đến 34 tuổi xem các đánh giá về thương hiệu và sản phẩm từ những khách hàng khác. Cộng thêm các cam kết trên trang Giới Thiệu của bạn, là cách cụ thể để khách hàng xây dựng lòng tin.

6. Kêu gọi hành động. 

Kêu gọi hành động (calls to action, CTAs), khuyến khích người truy cập có bước hành động tiếp theo sau khi xem trang Giới thiệu. Chúng thường có dạng văn bản ngắn gọn có chứa liên kết, ví dụ như “xem thêm”, “nhận tư vấn” hoặc “mua ngay”.

Để tạo một nút CTA hiệu quả, bạn hãy nghĩ xem khách hàng của bạn sẽ muốn gì sau khi xem trang Giới Thiệu. Hãy nhớ là các cụm từ đơn giản như “tìm hiểu thêm” và “mua ngay” rất dễ dàng kêu gọi hành động nhưng không phải lúc nào cũng phù hợp. Mà đôi khi các cụm từ như “Liên hệ chúng tôi” hoặc “Liên hệ” để dẫn đến mẫu điền thông tin rồi để gửi email lại phù hợp hơn. Tùy từng trường hợp mà bạn có thể cân nhắc.

7. Đảm bảo tính thống nhất với toàn bộ thương hiệu.

Việc trình bày thương hiệu nhất quán có thể tăng doanh thu lên 33%, vì vậy bạn nên xác định một số giá trị cốt lõi và tìm tiếng nói riêng để xây dựng thương hiệu trực tuyến của bạn. Hãy đảm bảo bảng màu và phông chữ của trang Giới Thiệu cũng nhất quán với thương hiệu chung của bạn và phù hợp với chủ đề của phần còn lại trên trang web của bạn.

8. Tích hợp mạng xã hội.

Một trang Giới thiệu hiệu quả sẽ khiến khách truy cập muốn tương tác với thương hiệu của bạn và luôn cập nhật. Nghĩa rằng đây là nơi thuận lợi để kết nối với mạng xã hội của bạn. Cho dù bạn muốn nhúng nguồn cấp dữ liệu Instagram của mình trực tiếp trên trang hay chỉ đơn giản là bao gồm CTA “Theo dõi chúng tôi trên Twitter”, thì chắc chắn trang Giới thiệu là nơi thích hợp nhất.

9. Phương thức để liên hệ.

Nhiều người nghĩ rằng thông tin về phương thức liên hệ là điều quan trọng nhất, nhưng đôi khi bị thiếu trên nhiều website công ty. Nếu có chỗ nào tốt để đặt thông tin liên hệ thì chắc chắn đó phải là trang Giới thiệu. Bạn chỉ cần thêm email, số điện thoại hoặc địa chỉ để gửi thư, có trường hợp kết hợp cả 3 vào. Làm như vậy chắc chắn sẽ không bỏ sót khách hàng quan tâm àm không có cách nào để liên lạc với bạn.

10. Tạo nội dung dễ đọc.

Có một cách rất nhanh để làm cho trang Giới thiệu của bạn dễ đọc, đó chính là có nhiều đề mục và tiêu đề phụ. Đối với những người đọc lướt vẫn có thể nắm ý chính, trong khi những người đọc thật sự họ sẽ đánh giá cao về việc nội dung được chia thành các phần có tổ chức. 

11. Xem lại, xem lại và xem lại. 

Cuối cùng, điều quan trọng là bạn cần chắc chắn rằng bạn sẽ xuất bản một trang Giới thiệu với phiên bản tốt nhất. Bằng cách đọc đi đọc lại năm lần bảy lượt, chỉnh sửa từ cách viết cho đến bố cục trước khi đăng tải thật sự.

Và nhớ là “xem lại” không kết thúc kể cả khi trang của bạn đã được đăng tải. Tốt nhất là một tháng đọc lại một lần để đảm bảo là không có thông tin lỗi thời.

Điều không nên có trong trang Giới thiệu. 

 

Có một số thành phần nhất định cần đưa vào trang Giới thiệu của bạn, cũng có một số thành phần cần tránh. Bạn rất dễ vô tình mắc phải những lỗi sau, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đọc hết trang hoàn chỉnh của mình với con mắt phê phán!

1. Quảng cáo chiêu hàng. 

Sau cùng khách hàng muốn biết tại sao họ nên lựa chọn sản phẩm của bạn thay vì của các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên việc tự quảng cáo quá mức hoặc đặt các nút CTA quá mạnh không giúp ích cho việc xây dựng lòng tin của khách hàng. Sử dụng lời chứng thực của khách hàng và nêu bật những thành tích cá nhân trong nhóm sẽ giúp bạn nói về điểm mạnh công ty của bạn nhưng không quá phản cảm. 

2. Quá dài. 

Khách hàng vào trang Giới thiệu để biết bạn là ai, giá trị của bạn là gì? Và làm cách nào sản phẩm của bạn có thể giải quyết nhu cầu của họ? Có quan niệm cho rằng chỉ 28% từ trung bình trên một trang web thực sự được đọc, vậy nên bạn hãy nằm lòng công thức này “DÀI-DAI-DỞ”.

Hãy nhờ một người bạn có tâm đọc trang Giới thiệu của bạn, và xóa hết tất cả…ý mình là xóa hết tất cả những thứ không có ích cho giá trị thương hiệu của bạn. Hãy trân trọng thời gian mà khách hàng dành cho bạn.

3. Quá nhiều văn bản. 

Số lượng từ nhiều trên trang Giới thiệu không tốt cho sự chú ý của người đọc và nó cũng có tác động tiêu cực đến sự hấp dẫn trực quan của trang web của bạn.

38% người đọc sẽ ngừng tương tác với một trang web nếu nội dung hoặc bố cục không hấp dẫn và một trang lộn xộn với quá nhiều văn bản chắc chắn càng khiến đọc giả muốn tránh xa. Khi bạn định dạng văn bản trên trang của mình, hãy sử dụng hình ảnh để giúp cấu trúc nó và nhớ rằng khoảng trắng cũng là một kỹ thuật tuyệt vời. Tránh chép ra những quyển “chân kinh” dài hàng dặm toàn chữ với chữ @@.

4. Quá nhiều hình ảnh hoặc video. 

Nếu có cái gọi là quá nhiều chữ, thì cũng có thứ gọi là quá nhiều hình ảnh và video. Dĩ nhiên cần có hình ảnh và video, nhưng nếu bạn lạm dụng nó thì nó chỉ có tác dụng chiếm không gian mà thôi. Hãy chắc lọc hình ảnh và video thật sự có giá trị.

Dưới đây là những mẫu Giới thiệu của những website thiết kế Shopify đẹp nhất

  1. Soyoung

  2. Kharacapas

  3. Negative Underwear

  4. Blue Bella

  5. Helmboots

  6. PageFly

  7. Popsockets 

Chúc bạn thành công!!!

Quay về trang blog