Hướng dẫn set up website Shopify mới nhất 2023 (Video)

#Ecommerce May 08, 2020
Hướng dẫn set up website Shopify mới nhất 2023 (Video) Hướng dẫn set up website Shopify mới nhất 2023 (Video)

Source: Shopify

Nếu như bạn chưa biết, Shopify là nền tảng cho phép bạn tạo website bán hàng online chuyên nghiệp mà không cần bất cứ kỹ năng nào về lập trình. 

Update: Video hướng dẫn cài đặt Shopify dành cho người mới (thời lượng 67 phút) được thực hiện bởi team Meowcart và Shopify.

 

Đầu tiên, hãy điền địa chỉ email của bạn tại trang chủ của Shopify và chọn "Get started" và chờ đợi trong lúc hệ thống thiết lập cửa hàng trực tuyến cho bạn.

giao dien admin shopify

Đây là cửa sổ giao diện quản lý admin, nơi mà bạn dùng nó để đăng sản phẩm, hình ảnh, bài viết, thay đổi giao diện, cài đặt ứng dụng, theo dõi đơn hàng,...

 

Module 1: Những cài đặt cơ bản

Để thực hiện những cài đặt cơ bản cho Shopify, bạn truy cập vào mục Settings > General

giao dien quan ly shopify

Những phần quan trọng:

  • Customer email: mục này là email sẽ xuất hiện khi hệ thống gửi đến khách hàng, bạn nên sử dụng email theo tên miền, ví dụ support@meowcart.net
  • ZIP CODE: 70000 đối với TP.HCM
  • Store currency: loại tiền tệ sử dụng cho website của bạn, chọn VNĐ nếu bạn bán tại thị trường VN.

Lưu ý đặc biệt: Không dùng địa chỉ ảo, thông tin fake/giả mạo, vì sẽ bị khóa tài khoản khi bị phát hiện

 

Module 2: Products/Collections

2.1 Products

Đây là nơi mà bạn sẽ đăng sản phẩm, tạo bộ sưu tập và tồn kho của sản phẩm.

product module

Chọn Add product để thêm sản phẩm đầu tiên của bạn.

product module

Những mục quan trọng:

  • Title: tiêu đề sản phẩm
  • Description: mô tả sản phẩm
  • Images: hình ảnh sản phẩm, bạn có thể upload nhiều hình ảnh, lưu ý nên dùng chung một kích thước cho tất cả hình ảnh
  • Product Type: loại sản phẩm, ví dụ "Camera"
  • Vendor: thương hiệu, ví dụ "ThiEYE"
  • Tags: bạn cần gắn thẻ tags vì nó rất quan trọng, liên quan đến việc tạo bộ sưu tập

pricing product

  • Price: giá bán chính thức
  • Compare at Price: giá gốc, không bắt buộc
  • Inventory policy: chọn Shopify tracks this product's inventory nếu bạn muốn quản lý tồn kho của sản phẩm này, chọn "Quantity" để thiết lập số lượng sản phẩm bạn đang có trong kho
  • Weight: cân nặng của sản phẩm, bắt buộc phải có nếu bạn tính phí ship dựa trên cân nặng

variants

Bạn có thể thêm những tùy chọn bằng cách "Add variant" nếu sản phẩm của bạn có những tùy chọn khác nhau như "Size", "Màu sắc",...

toi uu SEO san pham

Ở phần cuối có "Edit website SEO", preview trước sản phẩm của bạn sẽ hiển thị như thế nào trên bộ máy tìm kiếm Google. Bạn có thể chỉnh sửa title, description và URL handle, đừng quên thêm từ khóa quan trọng vào title và description của bạn nhé.

Tiếp tục đăng cho đến khi hoàn tất sản phẩm của bạn.

 

2.2 Collections

Bạn cần tạo collections cho những sản phẩm cùng một danh mục, cùng thương hiệu,...

Mục Collections ở ngay dưới Products.

collection

Chọn Create collection để tạo bộ sưu tập của bạn.

add collection

Bạn cần upload collection image để làm ảnh đại diện cho collection. Về Collection type:

  • Manual: thực hiện việc thêm sản phẩm vào collection thủ công
  • Automated: tự động thêm sản phẩm vào collection

condition

Conditions (điều kiện):

  • all conditions: sản phẩm phải đáp ứng tất cả các điều kiện bên dưới
  • any condition: sản phẩm chỉ cần đáp ứng một trong các điều kiện bên dưới

Những conditions bạn có thể lựa chọn gồm: Product Type, Vendor, Tags, Title, Price, Weight,....

Collection cũng có phần Edit Website SEO để tối ưu SEO giống sản phẩm nên bạn nhớ chỉnh sửa để có cơ hội hiển thị trên Google nhé.

 

Module 3: Online Store

Tại module Online store là nơi bạn tùy chỉnh giao diện theme, bài viết, blogs, tên miền,... tuy nhiên vì tùy chỉnh theme quan trọng nên sẽ có một module riêng dành cho phần này.

online store

 

3.1 Pages

Là nơi bạn sẽ đăng những bài viết như về công ty của bạn, chính sách & điều khoản, hướng dẫn, tuyển dụng,...

page

Chọn "Add page" để thêm bài viết.

bai viet

Việc đăng bài viết cũng giống với đăng sản phẩm, với title và description, cũng như tối ưu SEO ở cuối mỗi bài viết.

Tạo page "Liên hệ" với form/biểu mẫu:

lien he

Tạo page tương tự, tuy nhiên ở góc bên phải, mục "Template suffix", bạn chọn page.contact.

contact

Kết quả là bạn sẽ có form liên lạc như trên.

 

3.2 Blog Posts

Phần blog bạn không bắt buộc phải có, tuy nhiên nếu có sẽ giúp rất nhiều cho việc tối ưu hóa SEO. Bạn có thể đăng bài blog liên quan đến xu hướng mua sắm, bí quyết làm đẹp, tips,...

create blog

Tại giao diện Blog posts, chọn "Create blog post" để đăng bài blog.

bai blog

Quan trọng:

  • Visibility: chọn "Visible" thì bài blog mới được xuất bản
  • Blog: chọn mục blog để xuất bản, bạn có thể chọn blog mặc định là "News" hoặc tạo blog mới
  • Featured image: cần dùng ảnh ngang và dùng kích cỡ giống nhau cho tất cả bài blog
  • Tags: gắn tag liên quan cho mỗi bài viết
  • URL and handle: cần sử dụng tiếng việt không dấu, ví dụ: /day-la-vi-du-ve-duong-link

3.3 Menu Nagivation

menu

Bạn vào Main Menu để tùy chỉnh menu chính.

menu new

Bạn có thể kết nối từng mục của menu với collection, pages hoặc blogs.

Để tạo sub-menu thả xuống, bạn vui lòng xem hướng dẫn qua video dưới đây:

 

3.4 Domains (tên miền)

Bạn có thể mua tên miền trực tiếp thông qua Shopify, hoặc mua từ các nhà cung cấp tên miền như GoDaddy, NameCheap, MatBao, PAVietnam,...

domain

Tại mục domain, bạn có thể thấy tên miền hiện tại của bạn dưới dạng store-name.myshopify.com.

Để mua tên miền trực tiếp thông qua Shopify, chọn Buy new domain.

mua domain

Nhập tên miền bạn muốn mua và Buy, bạn cần nhập thông tin thẻ tín dụng tại bước tiếp theo để mua domain.

Nếu bạn đã có tên miền mua từ nơi khác, chọn "Connect existing domain". 

dropify domain

Nhập tên miền của bạn đã mua và Next, trong bài này mình có sẵn tên miền dropify.net mua tại GoDaddy.

godaddy

Vì mình mua tên miền tại GoDaddy, nên Shopify hỗ trợ kết nối tự động chỉ với một cái click, chỉ việc chọn "Connect automatically". Tuy nhiên mình sẽ chọn Connect manually để hướng dẫn các bạn cách kết nối domain với bất kì nhà cung cấp tên miền nào.

dns

Bạn cần truy cập vào giao diện quản lý tên miền > chỉnh sửa DNS. 

dns fix

Bạn cần chỉnh sửa các thông số sau:

  • @ A Record (Host) trỏ đến địa chỉ IP của Shopify tại 23.227.38.32
  • CNAME www trỏ đến địa chỉ store-name.myshopify.com của bạn, ví dụ trong hình là meowcart-vietnam.myshopify.com

verify

Sau khi cài đặt xong quay lại mục Domain và chọn Verify connection để xác nhận kết nối tên miền.

success domain

Sau khi xác nhận thành công, sẽ có thông báo như hình trên, bạn có thể sử dụng tên miền làm thương hiệu của website Shopify. Quá trình xác nhận sẽ phụ thuộc vào nhà cung cấp tên miền, đối với GoDaddy thì khoảng 3-5 phút, hoặc có thể lâu đến 24 tiếng đối với một vài nhà cung cấp nhỏ.

 3.5 Preferences

preference

Tại Preference, bạn sẽ chỉnh sửa những mục sau:

  • Homepage title: tiêu đề của cả website, ảnh hưởng rất lớn đến SEO
  • Meta Description: mô tả toàn bộ website của bạn, ghi một cách ngắn gọn để mô tả về sản phẩm, dịch vụ, hãy nhớ bao gồm từ khóa quan trọng nhất của bạn
  • Google Analytics: bạn có thể cài đặt Analytics và dán script code vào ô này
  • Facebook Pixel: dùng để gắn pixel quảng cáo facebook
  • Password protection: bạn có thể bật tắt để thiết lập mật khẩu bảo vệ trong quá trình xây dựng web hoặc mỗi khi bảo trì

 

Module 4: Shipping và Payments

4.1 Shipping

Bạn có thể tùy chỉnh shipping tại Settings > General > Shipping

shipping

Những mục lưu ý:

  • Shipping origin: địa chỉ mà bạn sẽ bắt đầu ship hàng đi, nên là địa chỉ công ty hoặc kho hàng của bạn
  • Shipping zones: bạn có thể phân chia thành các khu vực khác nhau để tính phí ship khác nhau, ví dụ như US, EU hay Asia,... Nếu bạn chỉ bán tại thị trường Việt Nam, bạn có thể giữ lại Domestic và xóa bỏ phần còn lại

rest of world

Nhấn Delete zone để xóa bỏ phần "Rest of World", trong trường hợp bạn chỉ ship nội địa.

Sau đó tùy chỉnh phần phí ship cho Domestic tại Việt Nam.

shipping price

Có 2 cách để bạn tính phí ship, dựa trên tổng giá trị đơn hàng, hoặc dựa trên khối lượng/cân nặng. Đó là lí do tại sao bạn cần phải thiết lập cân nặng cho mỗi sản phẩm.

10

Với cách thiết lập như trên dành cho "Standard Shipping", khách hàng sẽ phải trả 10$ phí ship nếu hóa đơn mua hàng có giá trị từ 0$ - 75$.

free ship

Với cách thiết lập trên, "Free Shipping", khách hàng sẽ được miễn phí ship khi hóa đơn mua hàng lớn hơn 75$.

vietnam ship

Bạn có thể kết hợp cả 2 hình thức tính phí ship này cùng lúc. Ví dụ nếu tổng cân nặng của đơn hàng là 10kg và giá trị dưới 75$, khách sẽ bị tính phí ship là 20$. Tuy nhiên, nếu cân nặng 10kg và trị giá đơn hàng trên 75$, khách hàng sẽ được free ship.

 

4.2 Payment Gateway

Phương thức thanh toán là điều khiến nhiều người dùng Shopify cảm thấy khó thiết lập. Tuy nhiên, nó không khó như nhiều người nghĩ.

Thiết lập tại: Settings > General > Payment providers

payment

Cổng thanh toán PayPal chỉ áp dụng được tại Việt Nam với 2 điều kiện sau:

  • Loại tiền tệ áp dụng: USD, không áp dụng VNĐ
  • Phải có tài khoản PayPal Business

paypal express

Chọn Active và sẽ chuyển hướng bạn tới PayPal để kết nối tự động.

paypal success new

Kết nối thành công với PayPal Express Checkout. Vậy là có thể nhận thanh toán qua PayPal.

credit card

Trong trường hợp bạn sử dụng VNĐ và muốn nhận thanh toán qua thẻ VISA/Credit Card, bạn cần đăng ký sử dụng dịch vụ của một trong 2 nhà cung cấp được Shopify công nhận tại Việt Nam:

manual payment

Tuy nhiên, đối với thị trường Việt Nam, hình thức khả dụng nhất đó là Manual payent, với hình thức Bank Deposit (chuyển khoản ngân hàng) và COD (Thu hộ tại nhà).

bank deposit

Bạn có thể chọn "Create custom payment method" để tạo phương thức thanh toán "Chuyển khoản ngân hàng" hoặc "Thu hộ tại nha" và viết chỉ dẫn cho khách hàng. Tại bước đặt hàng, khách hàng có thể chọn một trong các phương thức thanh toán khả dụng mà bạn đang áp dụng.

 

Module 5: Theme

Từ ban đầu, mục đích cuối cùng của việc bạn đăng sản phẩm, bài viết, blogs, menu,... chính là việc làm cho chúng xuất hiện ngoài trang chủ website của bạn. Công việc đó chính là tùy chỉnh theme/giao diện website.

Shopify có 2 loại themes:

  • Miễn phí: hiện tại có khoảng hơn 10 themes miễn phí bởi Shopify, bạn có thể xem tại đây!
  • Theme trả phí: bạn có thể mua theme trả phí trên cửa hàng Shopify Theme hoặc tại Themeforest!

Khi bắt đầu, bạn sẽ được mặc định sử dụng theme miễn phí là Debut.

theme

Nếu bạn sử dụng theme mua từ nơi khác, bạn có thể chọn "Upload theme" để sử dụng. Trong trường hợp bạn muốn mua một theme/template tốt để sử dụng, bạn có thể chọn "Visit Theme Store" và tự mình khám phá kho giao diện của Shopify.

Trong bài này, mình sẽ dùng 1 theme miễn phí để cài đặt và tùy chỉnh. Để làm điều này, bạn chỉ cần chọn "Explore free themes".

free theme

Cửa sổ hiện ra khoảng 10 themes miễn phí cho bạn chọn, bạn có thể chọn theo sở thích hoặc phong cách mà bạn muốn. Mình chọn một template khá phổ biến và dễ tùy chỉnh là "Minimal".

minimal theme shopify

Mỗi theme thường có ít nhất 2 styles khác nhau để bạn lựa chọn. Mình chọn style "Vintage" của theme Minimal. Và bấm vào "Add Minimal".

add minimal

Theme mặc định của bạn vẫn là Debut, bạn cần chọn theme "Minimal" > Actions > Publish để cài đặt Minimal là theme mặc định của bạn.

customize

Lúc này Minimal đã là theme mặc định của bạn. Để tùy chỉnh, bạn chọn "Customize".

theme customize

Trong giao diện Customize Theme được chia ra làm 2 phần, bên trái là Sections và Theme settings, nơi bạn tùy chỉnh các hạng mục sẽ xuất hiện trên trang chủ của bạn.

Ngay bên phải là phiên bản thực tế của trang chủ, sẽ thay đổi theo thời gian thực mỗi khi bạn thực hiện bất kì chỉnh sửa nào. Bạn nhớ ấn "Save" sau mỗi lần chỉnh sửa nhé.

mobile

Ở phía trên bên phải có 3 biểu tượng nhỏ, là 3 kích thước sẽ hiển thị website của bạn. Bạn có thể nhấn vào để xem trang chủ của bạn sẽ hiển thị như thế nào trên các thiết bị khác nhau như smartphone, máy tính bảng, desktop,...

5.1 Sections

Là những nội dung mà bạn tùy chỉnh xuất hiện tại trang chủ, gồm có:

  • Header: là phần nội dung đầu trang, là nơi xuất hiện của logo, menu, giỏ hàng
  • Body: thân trang, là nơi bạn có thể thêm những nội dung như slideshow, banner, collections, sản phẩm, blogs, bài viết, video,...
  • Footer: cuối trang, thường là menu, bài viết ngắn, newsletter, copyright,...

Bạn không thể xóa bỏ Header và Footer, chỉ có thể tùy chỉnh và chỉnh sửa. Riêng phần Body, bạn có thể thêm bao nhiêu sections tùy ý, và có thể xóa bỏ.

header

Tại mục Header, có thể thấy các tùy chọn

  • Show search bar: bạn có thể chọn hiển thị hoặc ẩn thanh tìm kiếm
  • Logo: bạn sẽ upload logo lên để hiển thị trên trang chủ, kích thước khuyến nghị 450x200 pixels. Lưu ý: logo của bạn nên ở dạng transparent và đuôi .png

logo

Ngay sau khi upload logo, trang chủ của bạn bên phải đã thay đổi và xuất hiện logo. Có vẻ hơi nhỏ phải không? Bạn chỉ cần chỉnh "Custom logo width" tăng lên để tăng kích cỡ logo hiển thị.

increase logo

Sau khi chỉnh thành 170 pixels, logo đã hiển thị tốt hơn.

main menu

Tại mục Main menu, bạn có thể chỉnh sửa để chọn menu sẽ xuất hiện tại trang chủ. Mặc định là Main menu mà bạn đã chỉnh sửa tại Module trước đó. Bạn có thể thay đổi thành menu khác nếu muốn, tuy nhiên bạn phải tạo menu đó từ trước.

Bạn có thể có các tùy chọn như:

  • Center main menu below logo: Logo ở giữa và menu ngay bên dưới
  • Left-align logo: Logo nằm bên trái
  • Announcement bar: thanh thông báo, bạn có chọn hiển thị hoặc ẩn thanh này, và viết nội dung bạn muốn

announce

Ví dụ bạn chọn hiển thị nội dung "Welcome to MeowCart!" và kết nối (link) đến bài viết "Về MeowCart!". Vậy là xong Header, tiếp theo sẽ đến với các sections chính của phần Body, thân trang.

sections new

Mặc định của theme có các sections như slideshow, news, popular this week, featured product,... tuy nhiên bạn có thể xóa hết các section này bằng cách vào section đó và chọn "Remove section".

Mình sẽ xóa hết section và làm lại từ đầu để các bạn có thể dễ hiểu.

no section

Giao diện sau khi đã xóa hết section. Bạn có thể chọn "Add section" để thêm nội dung.

section list

Có cả hàng tá loại section bạn có thể chọn, thông thường cấu trúc một website sẽ bắt đầu bằng slideshow hoặc image with text. Mình chọn Slideshow.

slideshow

Bạn có thể chọ auto slide và tự đổng thay đổi sau bao nhiêu giây. Bạn nhấn vào content của từng slide để upload hình cho mỗi slide.

slide image

Mình chỉ sử dụng một slide duy nhất, bạn có thể add nhiều slide tùy ý thích, tuy nhiên hình ảnh các slide phải đồng nhất cùng kích cỡ. Kích thước slide trong ví dụ này sử dụng là 1440 x 650 pixels. Bạn có thể link slide này đến sản phẩm/bộ sưu tập tùy ý.

gallery

Tiếp theo mình thêm section "Gallery" và hiển thị 3 hình ảnh. Mình sẽ upload 3 banner nhỏ mà mình đã thiết kế sẵn.

gallery result

Kết quả của section Gallery sẽ như trên. Một section phổ biến tiếp theo là "Featured Collection", hiển thị những sản phẩm mà bạn muốn xuất hiện trên trang chủ. Bạn cần đăng sản phẩm và tạo collection trước đó.

featured collection

Bạn có thể chọn:

  • Heading: tiêu đề của section
  • Collection: chọn collection mà bạn muốn xuất hiện trên section này
  • Products per row: số lượng sản phẩm mỗi hàng
  • Rows: số hàng sản phẩm bạn muốn hiển thị
  • Show "Sale" circle: hiển thị biểu tương Sale

Như vậy có thể nói là tạm ổn cho phần body. Bạn có thể thêm các sections khác để làm cho trang chủ sinh động và cuốn hút hơn.

footer

Footer là phần cuối cùng của trang, thường hiển thị các thông tin như chăm sóc khách hàng, địa chỉ cửa hàng, liên kết mạng xã hội, bài blogs, đăng ký theo dõi bảng tin,...

Bạn có thể tùy chọn các sections cho footer tùy theo nhu cầu. Riêng phần Social icons, bạn cần vào phần Theme Settings ngay bên dưới để chỉnh sửa.

new footer

Sau khi chỉnh sửa, phần footer chân trang sẽ có nội dung như trên. Bạn có thể xóa hoặc thêm nội dung nào bạn muốn xuất hiện tại khu vực này.

5.2 Theme Settings

Nếu bạn chỉnh sửa và sắp xếp nội dung với Sections, thì Theme settings là nơi bạn sẽ chỉnh sửa những thông số kĩ thuật như màu sắc, font chữ, favicon,...

theme setting

Riêng với theme Minimal cho phép bạn chỉnh sửa mục đặc biệt là Layout.

wide layout

Bạn có thể lựa chọn Enable wide layout để trang mở rộng ra 2 bên thay vì bị thu hẹp như mặc định.

colors

Mục Colors là nơi bạn có thể chỉnh sửa màu sắc cho tất cả nội dung website, từ màu sắc background cho đến links, màu chữ, màu của menu,...

typography

Mục Typography là nơi bạn có thể thay đổi font chữ sử dụng cho Shopify, bạn có thể lựa chọn font khác nhau cho tiêu đề và bài viết, cũng như kích cỡ size lớn nhỏ tùy chỉnh.

favicon

Mục Favicon là nơi bạn có thể upload icon cho website, kích cỡ chuẩn là 32x32 pixels.

social media

Social media là nơi bạn liên kết với tài khoản mạng xã hội như facebook, instagram,...

checkout

Bạn có thể chỉnh sửa phần Checkout, là trang thanh toán, về mục này sẽ giải thích ở module sau.

5.3 Tùy chỉnh đặc biệt

catalog

Khi bạn nhấn vào mục Shop/Catalog ở bên phải, hoặc liên kết dẫn đến collections, thì ở bên trái sẽ hiện ra một mục tùy chỉnh đặc biệt là Collection pages.

collection page

Tại Collection page, là nơi sẽ hiện ra những sản phẩm của collection/bộ sưu tập, bạn có thể chọn hiển thị hoặc không hiển thị một số thông số như Vendor, biểu tượng Sale, lọc sản phẩm theo tag,...

product

Khi bạn nhấn vào một sản phẩm bất kì, sẽ hiện ra một section đặc biệt là Product pages.

product page

Bạn có khá nhiều tùy chọn:

  • Hiển thị tùy chọn số lượng
  • Zoom/ thu phóng hình ảnh
  • Vị trí hình ảnh thu nhỏ (trong trường hợp có nhiều ảnh sản phẩm)
  • Sản phẩm tương tự 
Quay về trang blog