3 mô hình kiếm tiền online phổ biến nhất 2023

#Ecommerce August 25, 2021
3 mô hình kiếm tiền online phổ biến nhất 2023 3 mô hình kiếm tiền online phổ biến nhất 2023

Kiếm tiền online (Make Money Online hay MMO) là mô hình chưa bao giờ hết hot đối với cộng đồng internet Việt Nam. Meowcart xin giới thiệu với bạn 3 mô hình kiếm tiền online phổ biến nhất với Shopify.

Dropshipping với Shopify

Dropship hay dropshipping là một mô hình kinh doanh kinh điển đối với những ai đam mê kiếm tiền online. Với Shopify, dropship trở nên đơn giản khi bạn có thể tạo website một cách dễ dàng và tự động kết nối đồng bộ sản phẩm từ các nền tảng như Aliexpress, Amazon, eBay,...

Dropship với Shopify trở thành cao trào nhất vào khoảng năm 2016 với mô hình free plus shipping, với mô hình dropship sản phẩm đơn lẻ từ Aliexpress. Tuy nhiên mô hình này dần được thay đổi với việc seller nhập một lượng hàng lớn từ Trung Quốc, ship đến Mỹ và lưu trong những nhà kho tại Mỹ hoặc sử dụng dịch vụ FBA của Amazon.

dropship

Vào thời điểm sơ khai của dropship giai đoạn 2013-2016, có rất nhiều sellers đã thành công và đạt mức thu nhập triệu đô hoặc hàng trăm ngàn đô vì yêu cầu của khách hàng vào thời điểm đó chưa cao. Nếu bạn muốn bắt đầu với dropship vào thời điểm năm 2020, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cũng như đầu tư một cách bài bản để có thể thành công với mô hình này.

Hiện nay việc dropship với Shopify đã trở nên dễ dàng hơn với những app kết nối và lấy sản phẩm từ những sàn Aliexpress như Oberlo, Dropified hay marketplace Handshake mà Shopify mới thành lập.

Làm thế nào để bắt đầu dropship với Shopify?

  • Đăng ký sử dụng Shopify 14 ngày miễn phí
  • Nghiên cứu sản phẩm mà bạn dự định dropship
  • Tìm nhà cung cấp và kiểm tra chất lượng sản phẩm
  • Import sản phẩm vào Shopify từ Aliexpress hoặc nhà cung cấp riêng của bạn
  • Tối ưu store Shopify về giao diện, nội dung, apps,...
  • Tạo chiến dịch quảng cáo Google, Facebook, TikTok,...

Tham khảo: Hướng dẫn cài đặt Shopify mới nhất 2021 (có video)

Bạn có thể chọn một trong hai mô hình dropship:

  • Dropshipping truyền thống: không có tồn kho, chỉ list sản phẩm lên Shopify, và khi có order thì bạn sẽ đặt hàng từ nhà sản xuất và ship đến khách hàng dưới danh nghĩa của bạn
  • Dropshipping hiện đại: bạn sẽ nhập một lượng lớn sản phẩm và lưu kho tại quốc gia mà bạn muốn bán (ví dụ Mỹ), khi có đơn hàng thì bên kho sẽ thực hiện việc giao hàng cho bạn. Nâng cấp của mô hình này chính là Fulfillment by Amazon

Dù bạn có chọn mô hình nào ở trên, thì Shopify sẽ là trung tâm trong việc tiếp nhận thông tin đơn hàng và xử lý, nhận thanh toán,...

Cần bao nhiêu vốn để bắt đầu dropship với Shopify?

Không có con số cụ về số vốn bạn cần có để bắt đầu dropship với Shopify. Nếu bạn may mắn, bạn có thể thành công với số vốn chỉ 100$. Nếu bạn chọn mô hình dropship truyền thống, khi nhận được đơn hàng thì mới order từ nhà cung cấp, thì chi phí bạn cần sẽ thấp hơn.

Tuy nhiên, với mô hình dropship hiện đại, bạn cần đầu tư khá nhiều để có thể thành công. Nếu theo mô hình dropship sử dụng kho riêng, bạn sẽ cần đầu tư:

  • Store Shopify: 500$ cho 1 store chất lượng tốt và đẹp
  • Test chất lượng sản phẩm: 100$
  • Order hàng số lượng lớn: 1000$
  • Ship hàng qua kho ở Mỹ: 500$
  • Quảng cáo: 500$

Tổng cộng: 2600$

Chi phí ước tính có thể ít hay nhiều tuỳ theo quy mô và mức độ đầu tư của bạn.

Bán áo thun Print on Demand với Shopify

Giống như dropship, bán áo thun print on demand (POD) cũng chưa bao giờ hết hot trong cộng đồng MMO Việt Nam. Có nhiều bạn đã thành công và mua nhà, mua xe với công việc bán áo thun.

Bán áo thun POD nở rộ tại Việt Nam vào những năm 2013 - 2015 với những platform như Sunfrog, TeeSpring,...Việc đăng sản phẩm, xử lý đơn hàng, tất cả đều thực hiện trên chính platform đó.

Tuy nhiên, platform có hạn chế đối với việc phát triển thương hiệu riêng, hay thiết kế giao diện storefront, thiếu những tính năng cho ecommerce vì về bản chất platform không thể có đủ nhân lực để phát triển những tính năng như của một nền tảng ecommerce đích thực. Và giải pháp đó chính là Shopify.

    Ngày càng có nhiều platform POD ra đời mà không có tính năng storefront, thay vào đó họ kết nối với hệ thống của Shopify. Hệ thống này hoạt động như sau:

    • Platform POD đồng bộ hoá (sync) với Shopify
    • Toàn bộ sản phẩm từ Shopify được đồng bộ với platform POD
    • Shopify là trung tâm với storefront và quản lý đơn hàng, khách hàng, marketing,...
    • Khi có đơn hàng từ Shopify, hệ thống tự động chuyển đơn hàng qua platform POD để xử lý
    • Platform POD sản xuất và ship đến khách hàng trên danh nghĩa của seller 

      Với sự kết hợp này, platform POD chỉ cần tập trung việc nâng cao năng lực xử lý đơn hàng, chất lượng sản phẩm và tốc độ ship hàng đến cho khách hàng. Mọi thứ còn lại như website, đơn hàng, khách hàng, thanh toán, marketing đều được đảm nhiệm bởi hệ thống ecommerce của Shopify.

      Trong mô hình bán áo thun POD với Shopify có sự tham gia của các bên:

      • Seller: Người bán
      • Shopify: storefront và bán hàng, nhận thanh toán
      • POD Platform: nhận thông tin đơn hàng và gửi đến đối tác sản xuất là nhà in thông qua API
      • Nhà in: nhận thông tin đơn hàng từ platform và sản xuất, gửi đến khách hàng dưới danh nghĩa của seller

      Có thể kể đến một số platform POD kết nối hệ thống với Shopify như Printful, Printify, Dreamship, Teezily, CustomCat,...

      dreamship

      Source: Dreamship

      Những lợi thế khi bán áo thun POD với Shopify:

      • Trải nghiệm mua hàng tối ưu dành cho khách hàng
      • Bán hàng đa kênh: website, facebook, ebay, amazon,... đồng bộ tại 1 nơi
      • Marketing Automation: kết nối tài khoản quảng cáo tự động với Facebook, Google, Instagram, Pinterest, TikTok, SnapChat,...
      • Kết nối Merchant Center và Feed cho quảng cáo Google Smart Shopping
      • Chương trình whitelist giữa Shopify với Dreamship, Google, PayPal, Facebook giúp bạn scale dễ dàng hơn
      • Hệ thống apps giúp cho upsell, cross-sale tăng AOV, CR,...
      • Quản lý và sử dụng dễ dàng

      Lưu ý: Bạn không thể bán TM với Shopify.

      Fulfillment by Amazon

      Fulfillment by Amazon (hay FBA) là dịch vụ hoàn tất đơn hàng bởi Amazon. Theo đó, bạn đăng ký bán hàng trên Amazon và gửi hàng vào kho.

      fulfillment by amazon

      Thông thường, có 2 hình thức bạn có thể bán hàng với Amazon:

      • FBM (Fulfillment by Merchant): là hình thức bạn đăng sản phẩm trên Amazon và lưu kho tại một bên thứ 3 hoặc kho của bạn. Khi có đơn hàng, bạn sẽ là người ship đơn hàng đến cho khách hàng
      • FBA (Fulfillment by Amazon): là hình thức bạn sẽ gửi hàng đến kho của Amazon, và khi có đơn hàng, Amazon sẽ thực hiện việc giao hàng và thu phí dịch vụ trên đơn hàng cũng như phí lưu kho

      Vậy nên chọn FBM hay FBA?

      Nếu bạn ở Mỹ và có kho riêng ở nhà hoặc bên thứ 3 với chi phí rẻ hơn, bạn nên sử dụng FBM để tiết kiệm chi phí và hạn chế rủi ro về hàng tồn kho.

      Nếu bạn ở Việt Nam, bạn gần như phải lựa chọn FBA. Tuy nhiên hình thức này đòi hỏi vốn đầu tư tương đối lớn, tối thiểu khoảng 2000$ cho 1 sản phẩm.

      Làm thế nào để bắt đầu với Amazon FBA?

      • Đăng ký tài khoản seller Amazon
      • Tìm nhà cung cấp và test chất lượng sản phẩm
      • Đăng sản phẩm lên Amazon
      • Ship hàng qua kho của Amazon
      • Tối ưu listing và SEO
      • Quảng cáo trên Amazon
      Back to blog