Chuyển đổi số thương mại điện tử 2022 với Shopify

#Ecommerce January 13, 2022
Bài viết blog Chuyển đổi số thương mại điện tử 2022 với Shopify Bài viết blog Chuyển đổi số thương mại điện tử 2022 với Shopify

Tables of Content

Covid19 đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi từ bán hàng phụ thuộc vào mặt bằng kinh doanh sang bán hàng online thông qua website thương mại điện tử.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn phương pháp chuyển đổi online với Shopify, giải pháp thương mại điện tử số 1 thế giới đang nổi lên tại thị trường Việt Nam.

Chuyển đổi số là gì?

Nói một cách đơn giản và dễ hiểu, chuyển đổi số trong thương mại điện tử là quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh phụ thuộc vào con người và cửa hàng vật lý sang mô hình áp dụng công nghệ website và bán hàng đa kênh, kết hợp dịch vụ tích hợp của các bên thứ 3.

chuyen doi so

Ví dụ, doanh nghiệp của bạn đang có 10 cửa hàng vật lý tại các tuyến đường và các trung tâm thương mại mà chưa triển khai kênh online, thì bây giờ bạn đầu tư đẩy mạnh kênh online thay vì đầu tư thêm các cửa hàng vật lý, vốn là điểm yếu chí mạng trong các điều kiện đại dịch như Covid19.

Có thể lấy ví dụ trong đại dịch, rất nhiều thương hiệu vốn chỉ bán hàng offline đã triển khai kênh online qua website.


Xu hướng chuyển đổi số trong thương mại điện tử

Xét về quy mô, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam năm 2021 đã tăng đến 53% so với năm 2020, từ 8 tỷ USD lên 13 tỷ USD. Quy mô thị trường được dự báo sẽ tăng gấp 3 lên 39 tỷ USD vào năm 2025.

thuong mai dien tu viet nam

Fibre2fashion dẫn một báo cáo nghiên cứu cho biết Việt Nam được dự báo sẽ là thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á vào năm 2026, với tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử (GMV) đạt 56 tỉ USD, gấp 4,5 lần giá trị ước tính vào năm 2021.

Rất nhiều doanh nghiệp đã phá sản trong 2 năm đại dịch một phần là vì chậm chuyển đổi số và quá phụ thuộc vào cửa hàng vật lý. Bây giờ vẫn là thời điểm chưa quá muộn để chuyển đổi số và bắt kịp xu thế thương mại điện tử của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Giải pháp cho chuyển đổi số tại Việt Nam

Để có thể chuyển đổi online, bạn cần một gói giải pháp bao gồm một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ để thực hiện quá trình chuyển đổi này.

Có thể kể đến một số cái tên nội địa tại thị trường Việt Nam như Haravan, Sapo,...đang được khá nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ lựa chọn.

chuyen doi so

Trên thế giới nói chung, có nhiều nhà cung cấp đa dạng và nổi tiếng toàn cầu như Shopify, Salesforce, Magento, WooCommerce,...

ecommerce platform

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung giới thiệu cho bạn về Shopify, nền tảng đang được xem là tốt nhất thế giới dành cho chuyển đổi số thương mại điện tử.


Sơ lược về Shopify và tiềm năng tại thị trường Việt Nam

Shopify là nền tảng cho phép bạn chuyển đổi số với giải pháp website bán hàng, quảng cáo, quản lý khách hàng, nhận thanh toán, tích hợp với các phần mềm dịch vụ của bên thứ 3.

Theo số liệu của Builtwith, Shopify là nền tảng thương mại điện tử chiếm 32% thị phần chỉ tính riêng ở Mỹ tính đến đầu năm 2022.

thi phan shopify 2021

Nếu tính trên toàn cầu, có hơn 2.000.000 website bán hàng đang sử dụng nền tảng Shopify. Tính riêng tại Việt Nam, có khoảng 2000 website đang sử dụng nền tảng Shopify.

Dù Shopify vô cùng nổi tiếng trên thế giới, nhưng tại Việt Nam con số còn khá khiêm tốn, lý do là bởi vì trước đó chưa tích hợp được với các nền tảng nội địa tại Việt Nam. 

Tuy nhiên 2022 được dự đoán sẽ là năm bùng nổ của Shopify tại Việt Nam với việc tích hợp thành công các giải pháp thanh toán, vận chuyển, sàn thương mại điện tử, phần mềm bán hàng,...nội địa của Việt Nam.

Giải pháp chuyển đổi số trọn gói với Shopify

Không chỉ nền tảng website, bạn cần sử dụng rất nhiều dịch vụ của bên thứ 3 như cổng thanh toán, dịch vụ vận chuyển, phần mềm bán hàng, sàn TMĐT,...cho công việc kinh doanh online của mình.

Tin tốt dành cho bạn là Shopify đã tích hợp thành công những dịch vụ nói trên cho thị trường Việt Nam.

  • OnePay: thanh toán thẻ VISA/Master, thẻ ATM nội địa, Internet Banking, thanh toán mã QR, ví điện tử VNPAY, ZaloPay, ViettelPay, VinID,... và giải pháp thanh toán trả góp qua thẻ tín dụng
  • Meowship: ứng dụng cho phép đẩy đơn hàng qua các đơn vị vận chuyển phổ biến tại Việt Nam như GHN, GHTK, J&T Express,...
  • BoxMe: cung cấp dịch vụ lưu kho, fulfillment cho đơn hàng thương mại điện tử, bán hàng xuyên biên giới
  • HexaSync: Tích hợp với phần mềm bán hàng KiotViet, đồng bộ tồn kho và doanh thu
  • Omisell: kết nối và đồng bộ sản phẩm, đơn hàng với các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sendo,...
  • Quảng cáo Facebook, Google Shopping, TikTok được tích hợp bên trong hệ thống Shopify
  • Bán hàng đa kênh: bán hàng qua website, bán hàng tại cửa hàng với Shopify POS, bán hàng qua các kênh social như Facebook, TikTok, Instagram,...

Case Study chuyển đổi số với Shopify tại Việt Nam

Trước và ngay cả trong đại dịch Covid19, Meowcart là đơn vị tư vấn, triển khai chuyển đổi số với Shopify cho các tập đoàn đa quốc gia đang kinh doanh tại Việt Nam như Central Retail, AmorePacific,...


Crocs và Supersports của tập đoàn Central Retail

Là tập đoàn đa quốc gia đến từ Thái Lan, Central Retail đang đầu tư lớn tại Việt Nam với việc sở hữu các chuỗi thương hiệu như GO!, BigC, Nguyễn Kim, Supersports, Robinson,...

supersports

Sớm đón đầu làn sóng dịch chuyển lên online của thương mại điện tử tại Việt Nam, Central Retail đã đầu tư cho việc xây dựng website bán hàng online cho thương hiệu Supersports từ cuối năm 2019 trước khi đại dịch bùng phát. Nhờ đó, dù cho các đối thủ cạnh tranh trong ngành phải đối mặt với vô vàn khó khăn do chỉ thị giãn cách, Supersports vẫn tăng trưởng và đạt doanh số lên đến hàng triệu USD.

Tiếp nối thành công đó, cuối năm 2021, Central Retail tiếp tục ra mắt Crocs.com.vn, website bán hàng trực tuyến cho thương hiệu giày Crocs mà hãng đang là nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam.

crocsvn


Sulwhasoo và Vital Beautie của tập đoàn AmorePacific

Nhắc đến mỹ phẩm, không thể không nhắc đến Hàn Quốc và AmorePacific, là một trong những tập đoàn mỹ phẩm lớn nhất Hàn Quốc, có tuổi đời gần 80 năm với những thương hiệu nổi tiếng như Sulwhasoo, Laneige, Mamonde, Etude House và Innisfree.

Trong bối cảnh đại dịch Covid khiến các trung tâm thương mại phải đóng cửa, AmorePacific phải tìm hướng đi mới cho các kênh bán hàng và chuyển đổi số là ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh việc đã hiện diện trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada,...kênh website là thứ duy nhất còn thiếu.

sulwhasoo

Làm việc không ngừng nghỉ với team Meowcart trong vòng 2 tháng từ cuối 2020 đến đầu 2021, website chính thức của Sulwhasoo được ra mắt vào tại tên miền sulwhasoo.vn. Kể từ khi đó đến nay, kênh website đã mang lại doanh thu hàng chục tỷ đồng, bù đắp sự tụt giảm của kênh bán hàng truyền thống với mặt bằng tại các trung tâm thương mại.

Đầu năm 2022, AmorePacific cho ra mắt thêm website bán hàng cho một thương hiệu khác, đó là Vital Beautie, sau gần 2 tháng triển khai cùng Meowcart.

vital beautie


Ru9 - Startup Nệm từng xuất hiện tại Shark Tank

Từng lên sóng Shark Tank năm 2018, Ru9 là startup chuyên về sản phẩm nệm foam với chiến lược cho phép khách hàng “Ngủ thử 100 đêm miễn phí”.

Ru9

Dù không được đầu tư, Ru9 vẫn phát triển một cách vượt bậc nhờ theo đuổi chiến lược marketing thông minh và tập trung chính vào kênh online theo mô hình DTC (Direct-to-consumer). 

Đặc điểm chung của những thương hiệu chuyển đổi số thành công, đó là có sự góp phần không nhỏ của giải pháp nền tảng mà họ đang sử dụng, chính là Shopify cũng như các dịch vụ của bên thứ 3 tích hợp chung vào trong hệ thống.

Shopify đang được sử dụng bởi các thương hiệu lớn tại Việt Nam như Sony, Skechers, Durex, Swee Lee, Đông Hải, SEESON,...

Kết luận

Qua những số liệu thống kê trong bài viết, chúng ta có thể kết luận 2 điều:

  • Thương mại điện tử Việt Nam sẽ phát triển vượt bậc và đứng thứ 2 Đông Nam Á trong 4 năm tiếp theo để đạt giá trị 56 tỷ USD
  • Chuyển đổi số thương mại điện tử là quá trình tất yếu

Bài học Covid19 đã cho thấy những thương hiệu chuyển đổi số từ ban đầu đã gặt hái những thành công nhất định, không chỉ duy trì được doanh nghiệp mà còn đạt được sự tăng trưởng đáng ngạc nhiên.

2022 là thời điểm không thể nào tốt hơn để bắt đầu quá trình chuyển đổi, khi khách hàng Việt Nam đã quá quen thuộc với việc mua hàng và thanh toán online qua các nền tảng website, sàn TMĐT,...

Nếu chậm trễ, bạn sẽ bị đào thải khỏi thị trường, chỉ là sớm hay muộn mà thôi.

Cần chuẩn bị những gì cho quá trình chuyển đổi số

  1. Xác định mục tiêu, thời hạn và kết quả mong muốn đạt được
  2. Nhân sự, một người hoặc một team chịu trách nhiệm về quá trình chuyển đổi tuỳ theo quy mô doanh nghiệp
  3. Xác định những công nghệ, giải pháp cần sử dụng như: nền tảng website, cổng thanh toán, phần mềm bán hàng, đơn vị vận chuyển, kho vận & logistics, kế toán, CRM, ERP,...
  4. Ngân sách: chi phí nhân sự, phần mềm, chi phí cho đơn vị tư vấn và triển khai quá trình chuyển đổi

Nhận tư vấn miễn phí chuyển đổi số

Chuyển đổi số thương mại điện tử là một quá trình không hề đơn giản, tuỳ theo quy mô doanh nghiệp mà quá trình này cần thiết sử dụng nhiều tài nguyên, nhân sự cũng như thời gian khác nhau.

Meowcart, với kinh nghiệm 7 năm thực hiện những dự án chuyển đổi số cho những khách hàng là những công ty đa quốc gia, thương hiệu nội địa lớn tại Việt Nam sẽ giúp bạn xác định mục tiêu, kế hoạch chuyển đổi số cho doanh nghiệp của bạn.

Để lại thông tin của bạn, và chúng tôi sẽ liên lạc và sắp xếp lịch hẹn tư vấn, hoàn toàn miễn phí.

Nhận tư vấn chuyển đổi số ngay!
Back to blog