Shopify Image SEO và SEO Off-page để tăng traffic cho website

#Ecommerce March 05, 2021
Shopify Image SEO và SEO Off-page để tăng traffic cho website Shopify Image SEO và SEO Off-page để tăng traffic cho website

Tables of content:

Xếp thứ hạng cao trên Google là điều cần thiết cho thành công của cửa hàng trực tuyến.

Hiện nay khách hàng của bạn có thể đến từ quảng cáo Facebook, các mạng xã hội, thậm chí là bởi truyền miệng..v.v..nhưng khách hàng đến từ tìm kiếm Google chắc chắn là chiếm phần lớn. Trên thực tế, một nghiên cứu của Sixads cho thấy 26% lưu lượng truy cập vào các cửa hàng Shopify đến từ tìm kiếm tự nhiên.

Có nghĩa rằng giờ là lúc bạn cần trang bị kỹ thuật SEO cho cửa hàng Shopify của mình. Nhưng khi bạn nghĩ về SEO thì nó gần giống như cái tủ quần áo cả năm trời chẳng sắp xếp gì cả. Bạn biết nó quan trọng đấy, nhưng thực tế thì bạn chẳng bao giờ đá động vào. Tôi biết cái kiểu “nghĩ một đằng làm một nẻo” đó mà! ^^ 

Đừng tự làm khó mình. Có một lý do chính đáng khiến bạn có kiểu suy nghĩ đó. Trên thực tế thì có…hai lý do.

Lý do thứ nhất: Google sử dụng một thuật toán đánh giá 200 yếu tố khác nhau khi quyết định cách xếp hạng cửa hàng của bạn. 200 yếu tố…và việc biết bắt đầu từ đâu là rất khó. Chưa hết, Google liên tục thay đổi cách thức hoạt động của thuật toán, vì vậy những gì hoạt động vào năm 2019 có thể không hoạt động vào năm 2020, những gì hoạt động vào năm 2020 thì chưa chắc có thể hoạt động vào năm 2021, và năm…bạn biết mà!

Lý do thứ hai: SEO cần có thời gian để có tác động và tác động này có thể khó đo lường được. Chính điều này làm cho SEO khác với các công việc khác mà bạn đang làm trong quá trình xây dựng cửa hàng trực tuyến của mình. Chạy một quảng cáo trên mạng xã hội là bạn thấy ngay nó đã mang lại bao nhiêu khách hàng mới. Thay đổi thiết kế hoặc thêm sản phẩm mới và ngay lập tức cửa hàng của bạn trở nên khác biệt. Nhưng SEO không như vậy! Nói chung, tâm lý làm việc gì mà không có kết quả ngay thì bạn thường có cảm giác như đang làm việc vô ích. Đó cũng là lý do mà bạn chẳng thèm đá động gì đến SEO, dù bạn biết nó quan trọng như thế nào.

I. Các phương pháp hay nhất về SEO hình ảnh cho cửa hàng Shopify

Bạn có thể bắt đầu bằng tối ưu hóa hình ảnh trước, vì nó có thể có tác động ngay lập tức và nhất là nó rất dễ thực hiện.

1.1. Tại sao tối ưu hóa hình ảnh lại quan trọng

Bất kỳ cửa hàng Shopify nào cũng phải có hình ảnh chất lượng cao, hấp dẫn, vì một bức ảnh đẹp hơn ngàn lời nói. Tuy nhiên, nếu hình ảnh quá nặng có thể dẫn đến trang web của bạn bị chậm lại đáng kể. 

May mà có các công cụ như TinyIMG, bạn có thể thu nhỏ hình ảnh mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng của chúng. Thời gian tải nhanh hơn đồng nghĩa với thứ hạng Google tốt hơn, đơn giản vậy thôi!

 

1.2. Làm thế nào để tối ưu hóa hình ảnh của bạn cho SEO?

  1. Chọn kích thước thích hợp. Hiện tại, Shopify cho phép người dùng tải lên hình ảnh có kích thước lên đến 4472 x 4472 px. Đối với hình ảnh sản phẩm kiểu vuông, Shopify khuyến nghị 2048 x 2048 px. Bạn có thể tải lên hình ảnh trang trí thuần túy ở độ phân giải nhỏ hơn, nhưng đừng quên rằng hình ảnh phải có kích thước ít nhất 800 x 800 px, nếu bạn muốn nó có thể thu phóng được.
  2. Đặt tên tệp phù hợp. Tối ưu hóa hình ảnh bắt đầu bằng việc tạo một tên tệp thích hợp, một cái tên nào đó dễ hiểu hơn là “IMG_7896.jpeg”. Đặt các từ khóa có liên quan, vì trình thu thập thông tin của Google cũng đọc tên tệp.
  3. Chọn loại tệp phù hợp. Có hai loại hình ảnh bạn cần cân nhắc - JPEG và PNG. Nên sử dụng JPEG cho hình ảnh sản phẩm và bài đăng. PNG nên dùng cho các yếu tố như logo, trang trí và đường viền.
  4. Nén hình ảnh. Bạn nên nhắm mục tiêu trong phạm vi 70-140Kb. Giảm kích thước tệp giúp tăng tốc độ tải và nâng cao trải nghiệm người dùng. Nếu bạn có ít hình ảnh, bạn có thể thực hiện thủ công với sự trợ giúp của GIMP, Photoshop hoặc một số trình chỉnh sửa hình ảnh khác. Nếu có nhiều hình ảnh hơn, bạn có thể sử dụng công cụ tự động được phát triển cho người bán trên Shopify. Nền tảng đã tính trước cho bạn các phương pháp tốt nhất!

1.3. Tối ưu hóa văn bản thay thế (Alt-texts) cho hình ảnh

Bạn đã bao giờ tự hỏi làm cách nào Google hiểu được những gì được mô tả trong một hình ảnh? Cùng với tên tệp ,Google sử dụng một thứ nữa gọi là “thuộc tính alt”.

Thuộc tính Alt có hai loại: thẻ alt (alt tag) và tiêu đề alt (alt title). Thẻ alt là các đoạn văn bản ngắn sẽ được hiển thị nếu hình ảnh không tải được. Chúng cũng được đọc to lên bằng phần mềm hỗ trợ được người dùng khiếm thị sử dụng. Tiêu đề alt ít quan trọng hơn vì chúng chỉ xuất hiện khi người dùng di chuột qua hình ảnh. 

Khi viết thẻ alt, hãy nhớ những điều sau:

  • Tránh các từ khóa chung chung. Nhồi nhét các từ như “giảm giá” hoặc “ưu đãi” vào thẻ alt có thể khiến bạn bị Google phạt.
  • Hãy mô tả. Bao gồm cụ thể mẫu mã và SKU, vì đôi khi người dùng truy vấn các tìm kiếm rât cụ thể.
  • Viết cho người dùng hiểu được. Tên tệp hình ảnh của bạn có thể bao gồm các từ khóa riêng biệt, nhưng thẻ alt phải được viết mạch lạc nhất có thể.

Ví dụ, thẻ alt viết tốt sẽ là "một phụ nữ mặc áo cánh Bershka sọc xanh nước biển và đội mũ rơm", trong khi thẻ alt viết kém sẽ có nội dung "ưu đãi đặc biệt dành cho nữ mua áo blouse hôm nay".

Bạn đã biết làm thế nào để viết thẻ alt, nhưng cũng có một số khía cạnh kỹ thuật mà bạn nên lưu ý:

  • Không viết thẻ alt cho các yếu tố trang trí, vì điều này có thể gây nhầm lẫn cho công cụ tìm kiếm và khiến bạn bị phạt.
  • Sử dụng văn bản xung quanh trên các blog để thêm mô tả về những gì có trong hình. Điều này sẽ giúp Google hiểu hình ảnh tốt hơn.
  • Tạo một sơ đồ trang web riêng cho hình ảnh của bạn. Sơ đồ trang web chuyên dụng giúp bạn đảm bảo rằng nhiều nội dung bạn đăng sẽ được thu thập. Mẹo này đặc biệt hữu ích.

II. Dữ liệu có cấu trúc cho SEO

Dữ liệu có cấu trúc là một định dạng chuẩn hóa giúp Google phân loại nội dung các trang của bạn. Nói cách khác, dữ liệu có cấu trúc (còn được gọi là lược đồ) là ngôn ngữ cho các công cụ tìm kiếm biết trang của bạn nói về điều gì. Điều này rất hữu ích cho thương mại điện tử.

Các công cụ tìm kiếm như Google cũng có thể sử dụng dữ liệu để tạo các đoạn trích chi tiết hiển thị hình ảnh và thông tin bổ sung:

Các đoạn trích chi tiết như vậy có khả năng tăng tỷ lệ nhấp, vì kết quả tìm kiếm hiển thị cung cấp thông tin bổ sung tạo ra sự tin tưởng. Bạn có thể kiểm tra xem cửa hàng của mình hiện có hỗ trợ kết quả nhiều định dạng hay không bằng một công cụ tiện ích của Google.

Việc xử lý dữ liệu có cấu trúc theo cách thủ công có thể hơi phức tạp, vì nó đòi hỏi kiến thức công nghệ đáng kể (Shopify Liquid, JSON-LD, HTML và schema.org). Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về nó, bạn nên đọc Nguyên tắc quản trị trang webNguyên tắc chung về dữ liệu có cấu trúc của Google.

Nếu bạn không muốn mạo hiểm đưa lỗi vào mã của mình, tốt nhất bạn nên sử dụng ứng dụng Shopify chuyên dụng, như JSON LD cho SEO.

Làm thế nào để thêm dữ liệu có cấu trúc vào cửa hàng Shopify

  1. Xác định các loại trang chính của bạn: trang chủ, bộ sưu tập, sản phẩm, blog và các trang bài viết trong tệp schema.org. Tệp này chứa ngôn ngữ đánh dấu được sử dụng để xử lý dữ liệu có cấu trúc.
  2. Dữ liệu có cấu trúc trên trang chủ, trang sản phẩm, trang bộ sưu tập, trang blog và trang bài viết của bạn.
  3. Chọn những gì cần thiết: vì dữ liệu có cấu trúc có thể được thể hiện với hơn 900 thuộc tính riêng biệt, hãy chọn và chỉ tập trung vào những thuộc tính phù hợp với bạn.
  4. Thêm 3 loại dữ liệu vào các trang sản phẩm của bạn: sản phẩm, ưu đãi và BreadcrumbList (tạm dịch: chuỗi liên kết). Cái đầu tiên xác định sản phẩm, cái thứ hai xác định biến thể của nó đang bán và cái thứ ba giúp Google phân loại tốt hơn thông tin trên trang của bạn.
  5. Bao gồm các thuộc tính chính sau: productID, thương hiệu, mpn (Mã sản phẩm của nhà sản xuất, MPN) và gtin (Mã số thương phẩm toàn cầu, GTIN). Bằng cách đó, Google sẽ đối sánh các truy vấn tìm kiếm với sản phẩm của bạn dễ dàng hơn.

III. Làm thế nào để cải thiện SEO của cửa hàng Shopify: SEO ngoài trang

Tiếp theo hãy nói một chút về những cách bạn có thể cải thiện thứ hạng của mình, bằng cách tạo thêm tiếng vang.

Nói cách khác, SEO off-page (SEO ngoài trang). Chúng ta có 2 chiến thuật SEO ngoài trang thông minh: đánh giá trang web và hoạt động xã hội.

01. Đánh giá trang web

Không có cách nào dựng lòng tin và quảng bá về thương hiệu của bạn tốt bằng thông qua các bài đánh giá tốt. Đó là lý do tại sao có các đánh giá về bạn qua dịch vụ của bên thứ ba như Facebook hoặc Google My Business là một kỹ thuật SEO ngoài trang tuyệt vời cho cửa hàng của bạn.

Đặc biệt, Google rất phụ thuộc vào các bài đánh giá, vì chúng là động lực thực sự của những cú nhấp chuột và tương tác.

Để tăng thứ hạng, bạn nên nhờ những khách hàng thân thiết đáng tin cậy để lại đánh giá cho bạn trên các trang web được đề cập ở trên. Ngoài ra, điều cực kỳ quan trọng là bạn phải theo dõi các bài đánh giá của mình và trả lời chúng, để giúp xây dựng lòng tin và tương tác bổ sung.

02. Social activities

Nếu bạn có một cửa hàng thương mại điện tử, chắc chắn bạn đã nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của phương tiện truyền thông xã hội trong việc truyền thông tin về thương hiệu của bạn. 

Ở đây, chúng ta sẽ không tập trung vào những gì cần viết, mà thực tế là cái bạn cần phải làm và làm nhiều. Tại sao? Bởi vì mỗi lượt chia sẻ hoặc hashtag bắt đầu bằng #, có đề cập tên của bạn sẽ làm tăng mật độ hiện diện của bạn. Ban đầu, mỗi bài đăng có vẻ như là một việc nhỏ, nhưng qua ngày, tuần, tháng và năm, tất cả những đề cập đó sẽ cộng lại và cuối cùng mang lại cho SEO của bạn một sự thúc đẩy lớn. Vì vậy, mẹo là đăng, đăng và đăng.

Không chỉ vậy, với việc Google và các công cụ tìm kiếm khác, hiện nay có bao gồm nội dung truyền thông xã hội trong kết quả tìm kiếm, bạn có thể thấy rằng mình có được một số vị trí và sự công nhận thương hiệu từ một bài đăng hoặc tweet tâng bốc trên Instagram.

IV. Tiếp theo trong SEO Shopify là gì? Điểm chuẩn trải nghiệm trang, một yếu tố xếp hạng sắp tới của Google Tìm kiếm

SEO ngày nay đã khác rất nhiều so với cách đây vài năm. Và các kỹ thuật làm cho cửa hàng của bạn thu hút các của Google đang phát triển mỗi ngày. Vào năm 2021, Google sẽ đưa ra một bộ tiêu chí mới để xếp hạng các trang web: trải nghiệm trang. Về cơ bản, Google sẽ chú trọng nhiều hơn không chỉ vào nội dung các trang của bạn mà còn cả trải nghiệm của người dùng. Đừng hiểu lầm, nội dung vẫn phải là hàng đầu, rồi độ hữu ích, thời gian tải và khả năng tương tác sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với xếp hạng tìm kiếm của Google.

Dưới đây là bảng phân tích nhanh về các yếu tố mà Google sẽ sử dụng để đánh giá trải nghiệm trang:

LCP (Largest Contentful Paint) - chỉ số hiệu suất tải. Các trang web phải cố gắng đạt được điểm LCP dưới 2,5 giây.

FID (First Input Delay) - chỉ số tương tác phản ánh cảm giác của người dùng, khi cố gắng tương tác với các trang không phản hồi. FID dưới 100 mili giây được coi là tốt.

CLS (Cumulative Layout Shift) - một chỉ số đo lường độ ổn định của hình ảnh (thường trên thiết bị di động). Để cung cấp trải nghiệm người dùng tuyệt vời, các trang web nên hướng tới điểm CLS dưới 0,1.

Đây là một vài cách giúp bạn tối ưu trang:

V. Những điểm chính về SEO hình ảnh và SEO off-page cho cửa hàng Shopify của bạn

Tối ưu hóa kích thước hình ảnh. Giảm tốc độ tải bằng cách tự động thu nhỏ TẤT CẢ hình ảnh của bạn.

Thêm văn bản thay thế vào hình ảnh của bạn. Ngày nay, tìm kiếm hình ảnh là một công cụ mạnh mẽ và việc có văn bản phù hợp sẽ giúp bạn tăng hạng trong kết quả tìm kiếm.

Sử dụng dữ liệu có cấu trúc. Giúp Google hiểu nội dung các trang của bạn, nơi tìm thông tin về giá cả, chiết khấu, đánh giá và hơn thế nữa.

Sử dụng mạng lưới của bạn để có được các liên kết ngược. Nhờ đối tác và khách hàng hỗ trợ và làm điều tương tự với họ.

Ưu tiên thời gian tải và thân thiện với thiết bị di động. Google sẽ ngày càng chú ý hơn đến vấn đề này trong tương lai gần.

Chúc bạn thành công!

Source: Tiny-img

Back to blog